Câu hỏi:

22/07/2024 220

Nhận xét khái quát về hệ thống điểm nhìn và phân tích sự thay đổi điểm nhìn của truyện ngắn qua một ví dụ cụ thể.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Trả lời:

* Nhận xét: Truyện có hệ thống điểm nhìn đa dạng, bao gồm điểm nhìn của người kể chuyện, điểm nhìn của nhân vật, điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong,... Các điểm nhìn này kết nối, hoà lẫn vào nhau một cách tự nhiên, khiến cho câu chuyện thêm đậm đà, đưa lại vừa nói thn thức, vừa tiếng cười buồn, vừa cái nhìn xoáy sâu về từng số phận, vừa cái nhìn bao quát về một trạng thái xã hội mang tính muôn đời.

* Phân tích ví dụ:

Đoạn văn “Và cơn mơ hết.... rủ đi ăn hủ tiếu.”

- Đoạn văn là khi Diễm Thương nói rằng việc bản thân không phải con gái ông Năm và đã lừa ông lão Năm Nhỏ trước mặt đám tiếp viên và thằng Thàn. Đoạn văn đã có sự thay đổi điểm nhìn liên tục giữa các nhân vật ông Năm Nhỏ - Đám tiếp viên - Diễm Thương - Ông Năm Nhỏ - Thằng Thàn.

+ Ông Năm bẽ bàng, đau khổ khi vỡ mộng (tưởng rằng đã tìm được con gái), dường như ông vẫn chưa thoát được giấc mơ tìm gặp con gái “trên khuôn mặt vẫn đầy ứ những thương yêu”.

+ Đám tiếp viên chẳng quan tâm đến nỗi đau của ông mà chỉ cằn nhằn vì thấy ông quá cả tin và khiến họ mất tiền.

+ Diễm Thương lạnh lẽo cười, miệng cười nhưng chẳng thấy được sự đắc ý, nhởn nhơ như không phải chuyện liên quan đến mình.

+ Thằng Thàn thương xót nỗi đau của ông lão, chỉ giận muốn bóp cổ Diễm Thương trước thái độ nhởn nhơ đó.

=> Điểm nhìn bên trong liên tục thay đổi cho thấy được nỗi đau của những kiếp người giữa xã hội xung quanh mang tính rất đời ấy.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phân tích điều tâm niệm sau đây của nhân vật “hắn” về văn chương “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có....

Xem đáp án » 28/06/2024 354

Câu 2:

Phân tích sự thay đổi điểm nhìn trn thuật ở một đoạn văn mà bạn cho là nổi bật. Theo bạn, sự thay đổi điểm nhìn như vậy đem lại hiệu quả nghệ thuật gì?

Xem đáp án » 20/07/2024 302

Câu 3:

Trình bày quan điểm của bạn về việc sử dụng từ ngữ địa phương trong tác phẩm.

Xem đáp án » 21/07/2024 266

Câu 4:

Theo bạn, nên sơ đồ hoá như thế nào về mối quan hệ giữa ba “yếu tố chính làm nên nội dung của đoạn văn này: Chí Phèo, chửi và rượu.

Xem đáp án » 23/07/2024 258

Câu 5:

Dân làng Vũ Đại đã phản ứng ra sao về hành động chửi và nội dung lời chửi của Chí Phèo? Phản ứng đó cho thấy điều gì về mối quan hệ giữa Chí Phèo và dân làng Vũ Đại?

Xem đáp án » 14/07/2024 239

Câu 6:

Đọc lại văn bản Chí Phèo trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 23 – 34) và trả lời các câu hỏi:
Tóm tắt câu chuyện được kể trong tác phẩm bằng một sơ đồ phù hợp.

Xem đáp án » 20/07/2024 231

Câu 7:

Nêu nhận xét về cách tổ chức truyện kể của nhà văn dựa vào sự liên hệ với trình tự các sự kiện trong câu chuyện (đã được tóm tắt theo yêu cầu của câu 1).

Xem đáp án » 14/07/2024 221

Câu 8:

Nêu nhận định khái quát về giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng của tác phẩm.

Xem đáp án » 14/07/2024 173

Câu 9:

Khi miêu tả thái độ của người dân xóm ngụ cư trước sự việc “Tràng về với một người đàn bà nữa”, người kể chuyện cho biết: “Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ”. Hai câu văn này có thể giúp bạn suy luận như thế nào về cảm hứng sáng tác của nhà văn và chủ đề truyện ngắn Vợ nhặt?

Xem đáp án » 14/07/2024 158

Câu 10:

Cái hay của một tác phẩm truyện không phụ thuộc vào câu chuyện được kể mà chủ yếu phụ thuộc vào cách tác giả kể câu chuyện đó.

Hãy nêu ý kiến của bạn về nhận định nêu trên qua phân tích một tác phẩm cụ thể (ý kiến được trình bày dưới dạng dàn ý dành cho một bài viết hoàn chỉnh).

Xem đáp án » 26/06/2024 141

Câu 11:

Xác định đối tượng mà lời chửi của Chí Phèo hướng đến. Việc tác giả k chi tiết về nội dung lời chửi của Chí Phèo có ý nghĩa gì?

Xem đáp án » 02/07/2024 134

Câu 12:

Viết đoạn văn nêu nhận xét khái quát về tình huống độc đáo trong một truyện ngắn hiện đại mà bạn đã học hoặc đọc thêm. (Lưu ý: dung lượng đoạn văn do bạn tự quyết định, căn cứ vào nội dung triển khai.)

Xem đáp án » 17/07/2024 134

Câu 13:

Qua đoạn trích, bạn nhận thấy điều gì về việc lựa chọn điểm nhìn của người kể chuyện?

Xem đáp án » 22/07/2024 132

Câu 14:

“Ai cho tao lương thiện?” – Câu nói này giúp bạn hiểu như thế nào về số phận bi kịch của Chí Phèo?

Xem đáp án » 08/07/2024 130

Câu 15:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời... Thế rồi, khi đã ghép đời Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo. Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi đau của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn kí tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng, vò nát sách mà mắng mình như một thằng khốn nạn... Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt phèo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có... Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì mà nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt?

(Hà Minh Đức sưu tầm và giới thiệu, Nam Cao – Tác phẩm, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1977, tr. 68 – 69)

Tóm tắt nội dung đoạn trích. Đối với bạn, việc tóm tắt này dễ hay khó? Vì sao?

Xem đáp án » 22/07/2024 128