Câu hỏi:
21/07/2024 10,071Nhóm cây nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu diện tích trồng trọt ở nước ta hiện nay?
A. Cây lương thực
B. Cây ăn quả.
C. Cây công nghiệp lâu năm
D. Cây công nghiệp hàng năm
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Nhóm cây lương thực, đặc biệt là lúa gạo, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu diện tích trồng trọt của Việt Nam. Lúa gạo là cây trồng chủ lực và quan trọng nhất, không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đóng góp lớn vào nền kinh tế. (Atlat trang 19 bản đồ Lúa 2007)
→ A đúng.
- B sai vì cây ăn quả cũng chiếm một phần đáng kể trong diện tích trồng trọt, nhưng không thể so sánh với cây lương thực về tỉ trọng diện tích. Cây ăn quả thường được trồng ở các vùng có điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp, nhưng diện tích không lớn bằng cây lương thực.
→ B sai.
- C sai vì cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu cũng có tỉ trọng đáng kể, nhưng chủ yếu tập trung ở các vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm không lớn bằng cây lương thực.
→ C sai.
- D sai vì cây công nghiệp hàng năm như bông, đậu tương, mía cũng có diện tích trồng trọt nhất định, nhưng không lớn và đa dạng như cây lương thực.
→ D sai.
* Ngành trồng trọt nước ta
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT (THEO GIÁ SO SÁNH 2010) CỦA NƯỚC TA NĂM 2013 (%)
Chiếm gần 75% giá trị sản lượng nông nghiệp.
a) Sản xuất lương thực
- Vai trò
+ Đảm bảo lương thực cho nhân dân.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
+ Làm nguồn hàng xuất khẩu.
+ Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.
- Điều kiện phát triển
+ Thuận lợi: điều kiện tự nhiên (đất trồng, khí hậu, nguồn nước, địa hình,…) phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái. Điều kiện kinh tế - xã hội (máy móc, khoa học kĩ thuật,…).
+ Khó khăn: thiên tai, sâu bệnh.
- Tình hình sản xuất, phân bố cây lương thực
+ Diện tích trồng lúa đã tăng mạnh.
+ Cơ cấu mùa vụ thay đổi phù hợp với từng địa phương, từng vụ.
+ Sản lượng: năng suất lúa tăng mạnh.
+ Tình hình xuất khẩu: trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, khoảng 3 - 4 triệu tấn/năm.
+ Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng (là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước).
+ Biện pháp: thâm canh, sử dụng giống mới.
Đồng bằng sông Cửu Long - Vựa lúa lớn nhất ở nước ta
b) Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả
SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ VÀ KHỐI LƯỢNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn tấn)
* Thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Địa hình: 3/4 diện tích nước ta là đồi núi, phần lớn có độ cao dưới 1000m, có nhiều cao nguyên, đồi thấp.
+ Đất trồng: phong phú và đa dạng như: đất feralit, đất phù sa,…
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt cao và độ ẩm lớn.
+ Nguồn nước phong phú, dồi dào.
- Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Dân cư và nguồn lao động: đông dân, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm và tiếp thu nhanh với khoa học kĩ thuật.
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho trồng và chế biến cây công nghiệp ngày càng được đảm bảo.
+ Nhu cầu của thị trường lớn, thị trường xuất khẩu được mở rộng.
+ Công nghiệp chế biến sau thu hoạch ngày càng hoàn thiện.
+ Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp.
+ Thế mạnh khác: đảm bảo lương thực, nước ta gia nhập WTO,…
* Khó khăn
- Về tự nhiên: Sự thất thường của khí hậu, tai biến thiên nhiên,…
- Về kinh tế - xã hội: cơ sở vật chất, cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ chưa thật ổn định,…
* Thực trạng phát triển các cây công nghiệp và cây ăn quả
Các cây công nghiệp lâu năm
- Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc.
- Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung.
- Chè: Trung du và MN Bắc Bộ và Tây Nguyên (tỉnh Lâm Đồng), Bắc Trung Bộ.
- Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung, Bắc Trung Bộ, đảo Phú Quốc.
- Điều: Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
- Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung.
Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ
Cây công nghiệp hàng năm
Chiếm 35% diện tích phân bố ở đồng bằng, đất phù sa cổ ở trung du: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.
Phân bố cây ăn quả
- Cây ăn quả được phát triển mạnh trong những năm gần đây (chuối, cam, xoài, nhãn, vải thiều, chôm chôm và dứa).
- Các vùng cây ăn quả lớn nhất là: ĐBSCL và ĐNB, tỉnh Bắc Giang (TDMNBB).
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: Nghìn tỉ đồng)
Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết SGK Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của nước ta?
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa Lý Việt Nam trang 8, cho biết các mỏ dầu trên vùng biển và thềm lục địa: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ thuộc bể trầm tích nào của nước ta?
Câu 4:
Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước chủ yếu do:
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết hầu hết các tuyến đường sắt của nước ta kết nối với thành phố nào sau đây?
Câu 6:
Kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây tăng khá nhanh chủ yếu do
Câu 8:
Trong nền kinh tế nước ta thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo?
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết dừa được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
Câu 10:
Nguyên nhân chính hạn chế sự phát triển các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than ở các tỉnh phía Nam nước ta là
Câu 11:
Một trong những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng sản xuất ở nước ta là:
Câu 13:
Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây không chính xác về sản xuất công nghiệp ở nước ta
Câu 15:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết năm 2007 tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng dưới 30% là tỉnh nào