Câu hỏi:

19/07/2024 88

Nhận xét về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)?

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Lời giải:

Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939).

Phong trào diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú, phong trào lên cao và lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

Bắt đầu từ những năm 20, trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á xuất hiện nét mới: giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo cách mạng. Một số đảng cộng sản được thành lập ở khu vực, đầu tiên là Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (5-1920). Trong năm 1930, các đảng cộng sản đã lần lượt được thành lập ở Việt Nam (tháng 2), ở Mã Lai và Xiêm (tháng 4) và ở Phi-líp-pin (tháng 11).

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở một số nước đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Nổi bật là các cuộc khởi nghĩa trên đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra năm 1926 -1927 (ở In-đô-nê-xi-a) và phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh năm 1930-1931 (ở Việt Nam). Những cuộc khởi nghĩa này lần lượt bị bọn thực dân đế quốc đàn áp.

Cùng với sự phát triển của phong trào vô sản, phong trào dân chủ tư sản cũng có những bước tiến rõ rệt so với những năm đầu thế kỉ XX với sự ra đời của các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng lớn trong xã hội (Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, Phong trào Tha-kin ở Miến Điện,...).

Từ năm 1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giành độc lập chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trình bày cao trào 1918 – 1923 ở Châu Âu và sự thành lập Quốc tế Công sản.

Xem đáp án » 15/07/2024 121

Câu 2:

Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917?

Xem đáp án » 22/07/2024 69

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »