Câu hỏi:
18/12/2024 252Nhận xét nào sau đây đúng về các chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam?
A. Mang tính toàn diện, khai thác mọi tiềm năng của đất nước.
B. Mang tính cụ thể, chỉ được triển khai trên một lĩnh vực nhất định.
C. Triển khai trên diện rộng nhưng thiếu trọng tâm và trọng điểm.
D. Thiếu tính sáng tạo, chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Các chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam mang tính toàn diện (được triển khai trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa - giáo dục, y tế, quốc phòng - an ninh,…); hướng tới việc khai thác mọi tiềm năng đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
=> A đúng
Chính sách dân tộc không chỉ tập trung vào một lĩnh vực mà bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm bảo sự phát triển toàn diện.
=> B sai
Chính sách dân tộc được triển khai trên diện rộng và có trọng tâm, trọng điểm rõ ràng, đó là phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
=> C sai
Chính sách dân tộc luôn được đổi mới và sáng tạo để phù hợp với tình hình thực tế, đạt được hiệu quả cao.
=> D sai
Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc
- Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết trên cơ sở tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. Quá trình đoàn kết trong các cuộc đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên đã tạo nên truyền thống yêu nước, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Thời kì cổ - trung đại, các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hoà thuận trong nội bộ triều đình đồng thời đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia để tạo dựng sức mạnh đoàn kết chống ngoại xâm.
- Thời kì cận - hiện đại:
+ Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng.
+ Trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ.
+ Trong thời kì đổi mới đất nước, khối đại đoàn kết dân tộc đã đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn.
2. Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc
2.1. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước
- Trong thời kì dựng nước:
+ Sự cố kết cộng đồng của người Việt cổ trong các hoạt động trị thuỷ, xây dựng các công trình công cộng, hình thành xóm làng,... một trong những cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Quá trình dựng nước trên cơ sở đoàn kết để chinh phục thiên nhiên và nhu cầu chồng ngoại xâm đã nhanh chóng phát triển thành sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, trở thành truyền thống trong suốt chiều dài lịch sử dụng nước và giữ nước,
- Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước:
+ Đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh quyết định, giữ nhân dân Việt Nam đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
+ Ở thời kì hoà bình, đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng, phát triển đất nước.
2.2. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.
- Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đại dịch…
- Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 17 (Cánh diều): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam
Lịch sử 10 Bài 17 (Cánh diều): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam | Giải Lịch sử 10
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ở thời kì cổ - trung đại, các vương triều đã thực hiện nhiều chính sách nhằm củng cố khối đoàn kết dân tộc, ngoại trừ việc
Câu 2:
Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc
Câu 3:
Chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số của Đảng và nhà nước Việt Nam hướng đến vấn đề gì?
Câu 4:
Nghị định 57/2007/NĐ - CP về chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với học sinh dân tộc thiểu số là biểu hiện cụ thể của chính sách dân tộc trên lĩnh vực nào?
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Câu 6:
Nhân tố nào quyết định mọi thắng lợi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam?
Câu 7:
Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam có vai trò như thế nào?
Câu 8:
Nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ giữa các dân tộc - tộc người trong quá trình phát triển đất nước Việt Nam là gì?
Câu 9:
Mặt trận dân tộc nào dưới đây được thành lập ở Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
Câu 10:
Trong lịch sử Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết từ cơ sở nào?