Câu hỏi:
04/11/2024 2,469
Nhân tố có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới là
A. nguồn nước.
B. nguồn vốn.
C. năng lượng.
D. thị trường.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Năng lượng là nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế. An ninh năng lượng được hiểu là việc duy trì các nguồn cung cấp năng lượng, giá cả hợp lí, đồng thời phải tiến hành công tác bảo vệ môi trường và cung cấp khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
→ C đúng
- A, B, D sai vì sự phát triển còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chính sách quản lý, trình độ công nghệ và giáo dục. Mặc dù các yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện phát triển, nhưng nếu không có chính sách phù hợp và sự đầu tư vào con người, chúng có thể không mang lại hiệu quả cao trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững.
*) An ninh năng lượng
- An ninh năng lượng được hiểu là việc duy trì các nguồn cung cấp năng lượng, giá cả hợp lí, đồng thời phải tiến hành công tác bảo vệ môi trường và cung cấp khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
- Vấn đề an ninh năng lượng trên toàn cầu đang đứng trước nhiều thách thức, đe dọa:
+ Các cuộc xung đột ở thế kỉ XX đều liên quan đến vấn đề năng lượng và an ninh năng lượng. Tình trạng này ngày càng rõ nét và căng thẳng hơn trong quan hệ quốc tế ở đầu thế kỉ XXI.
+ Thế giới vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, trong khi đó, trữ lượng và sản lượng một số nguồn năng lượng hoá thạch có xu hướng giảm, đối mặt với nguy cơ cạn kiệt trong tương lai.
+ Hầu hết các khu vực có vị trí chiến lược về năng lượng là mục tiêu cạnh tranh sức ảnh hưởng của các cường quốc, làm cho vấn đề an ninh năng lượng trở nên phức tạp.
+ Những bất ổn như xung đột, mâu thuẫn ở nhiều nước và khu vực đã ảnh hưởng đến nguồn cung và giá dầu mỏ thế giới, càng làm vấn đề an ninh năng lượng toàn cầu căng thẳng hơn.
- Một số giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng:
+ Sử dụng tiết kiệm, khai thác hợp lí, tìm kiếm và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng thay thế.
+ Các tổ chức quốc tế phát huy vai trò, tăng cường đối thoại, đàm phán và hợp tác về vấn đề năng lượng.
+ Mỗi quốc gia chủ động kiểm soát sử dụng năng lượng hiệu quả và có trách nhiệm.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 6: Một số vấn đề về an ninh toàn cầu