Câu hỏi:
07/01/2025 169Nguồn gốc sâu xa chung của hai cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX và cách mạng khoa học công nghệ thế kỉ XX là gì?
A. Sự bùng nổ dân số.
B. Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
C. Nhu cầu sản xuất vũ khí
D. Nhu cầu của sản xuất công nghiệp
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Điểm chung là sự phát triển của nhu cầu cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.
-Lần thứ nhất do nhu cầu sử dụng các sản phẩm dệt ở nước Anh tăng cao, yêu cầu cần sáng tạo ra loại máy làm cho năng suất sợi cao hơn.
-Đến những năm 40 thế kỉ XX do nhu cầu cuộc sống con người ngày càng tăng con người không chỉ muốn nhiều quần áo nữa mà cần có sản phẩm sạch, máy móc tiện nghi trên mọi lĩnh vực.
*Tìm hiểu thêm: "Nguồn gốc và đặc điểm"
a. Nguồn gốc
- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
- Nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn mang tính toàn cầu, như: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường,... ⇒ đặt ra những yêu cầu mới đối với khoa học - kĩ thuật như tìm ra công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới...
- Cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại.
b. Đặc điểm:
- Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.
- Khoa học trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất: khoa học gắn liền với kĩ thuật, đi trước mở đường cho kĩ thuật phát triển. Đến lượt mình, kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất phát triển.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho dữ liệu sau:
1. Sáu nước Tây Âu thành lập tổ chức “Cộng đồng than- Thép châu Âu”,
2. Các nước hợp nhất ba cộng đồng lại thành “Cộng đồng châu Âu”(EC).
3. “Cộng đông năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” được thành lập.
4. Phát hành và sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Euro).
Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian và quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu
Câu 3:
Tại sao nói: “Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta giữa thế kỷ XVI đến cuối thể kỷ XVIII bị xâm phạm nghiêm trọng”?
Câu 4:
Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam trong báo cáo chính trị do Chủ tích Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội Đảng lần II là gì?
Câu 6:
Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình?
Câu 7:
Từ năm 1945 đến năm 1950, dựa vào đâu để các nước tư bản Tây Âu cơ bản đạt được sự phục hồi về mọi mặt?
Câu 8:
Điểm chung của Vương triều Mô-gôn và Vương triều Hồi giáo Đê – li là
Câu 9:
Thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị ở Việt Nam bằng cách
Câu 10:
Trong quá trình chống Pháp xâm lược (1858-1884), quyết định sai lầm nào của triều định Huế khiến nhân dân bất mãn “quyết đánh cả triều lẫn Tây”?
Câu 11:
Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là
Câu 13:
Trong phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam, điểm mới của phong trào 1930-1931 so với phong trào cách mạng trước đó là gì?
Câu 14:
Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong “Chiến tranh cục bộ” là lực lượng nào?
Câu 15:
Sự khác nhau cơ bản giữa Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là ở