Câu hỏi:
23/07/2024 2,418Nền nông nghiệp nước ta có tính chất nhiệt đới không phải do
A. Sự đa dạng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Tài nguyên đất và tài nguyên khí hậu phong phú.
C. Nguồn nước và tài nguyên sinh vật dồi dào.
D. Người lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Ở nước ta, nền nông nghiệp nhiệt đới phát triển chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là sự đa dạng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, biểu hiện rõ nhất ở sự phân hóa tài nguyên đất, khí hậu và nguồn nước dồi dào, tài nguyên sinh vật phong phú.
D đúng
- A sai vì khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt ẩm cao có sự phân hóa rõ rệt theo chiều bắc – nam và theo chiều cao địa hình => cho phép phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, đa dạng cây trồng, vật nuôi.
- B sai vì điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và đất đai màu mỡ tạo thuận lợi cho cây trồng và vật nuôi nhiệt đới phát triển. Những điều kiện này giúp sản xuất nông nghiệp quanh năm với năng suất cao và đa dạng sản phẩm.
- C sai vì nguồn nước dồi dào là nhân tố quan trọng hàng đầu trong phát triển nông nghiệp (nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống). Tài nguyên sinh vật phong phú thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, tiến hành lai tạo giống…
*) Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn sau
* Thuận lợi: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt độ trung bình > 200C, lượng mưa lớn (1500 -2000 mm/năm), độ ẩm > 80% :
+ Cho phép nước ta trồng trọt quanh năm.
+ Cây trồng vật nuôi có nhiều điều kiện sinh trưởng, phát triển đặc biệt là sinh vật nhiệt đới.
+ Có thể áp dụng các phương thức thâm canh, tăng vụ, xen canh…
- Khí hậu phân hóa rõ rệt theo chiều Bắc – Nam, đông – tây và độ cao địa hình thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, đa dạng hóa các loại nông sản (cận nhiệt, ôn đới, nhiệt đới).
- Sự phân hóa của điều kiện địa hình, đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng: trung du miền núi Bắc Bộ trồng cây lâu năm và gia súc lớn, ở các vùng đồng bằng châu thổ trồng cây hoa màu, lương thực (lúa nước), phát triển thủy sản; Đông Nam Bộ và Tây Nguyên phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm nguồn gốc nhiệt đới.
⟹ Từ đó hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp lớn với thế mạnh khác nhau.
* Khó khăn:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính thất thường làm cho nền nông nghiệp nước ta tăng thêm tính bấp bênh. Các thiên tai như bão, lũ, hạn hán, rét đậm rét hại, sương muối..
- Khí hậu nhiệt đới ẩm là môi trường thuận lợi dễ phát sinh các dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa?
Câu 2:
Ở vùng trung du và miền núi nước ta có thế mạnh phát triển hoạt động nông nghiệp nào sau đây?
Câu 3:
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng đã tạo điều kiện cho nước ta
Câu 4:
Tính mùa vụ trong nông nghiệp của nước ta được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh các hoạt động
Câu 6:
Việc hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và trung du phải gắn liền với việc
Câu 7:
Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng trong nông nghiệp chủ yếu là do sự phân hóa của điều kiện
Câu 8:
Tính mùa vụ của nông nghiệp nước ta được khai thác tốt hơn không phải nhờ vào việc
Câu 10:
Nguyên nhân nào làm tăng thêm tính bấp bênh của nông nghiệp nước ta?
Câu 11:
Điều kiện tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến cơ cấu mùa vụ nông nghiệp ở nước ta?