Câu hỏi:
07/09/2024 242Một trong những khó khăn của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936 - 1939 là
A. Chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình hình Đông Dương.
B. Hệ thống tổ chức của Đảng và quần chúng chưa được phục hồi.
C. Chính quyền thực dân ở Đông Dương đẩy mạnh khai thác thuộc địa
D. Có nhiều đảng phái chính trị tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Trong giai đoạn 1936 – 1939:
- Pháp có cử phái viên sang điều tra tình hình Đông Dương nhưng không gây cản trở lớn cho sự phát triển của cách mạng.
- Hệ thống tổ chức của Đảng và quần chúng sau cuộc “khủng bố trắng” của Pháp đã được phục hồi từ giai đoạn 1932 – 1935.
- Tháng 6 – 1936, Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp đã thực thi nhiều chính sách tiền bộ ở thuộc địa chứ không đẩy mạnh khai thác thuộc địa như ở giai đoạn trước đó.
Như vậy, một trong khó khăn của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936 – 1939 là có nhiều đảng phái chính trị hoạt động, trong đó có đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động,…Các đảng tận dụng thời cơ đẩy mạnh hoạt động, tranh giảnh ảnh hưởng trong quần chúng. Tuy nhiên, chỉ có Đảng cộng sản Đông Dương là đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ và chủ trương rõ ràng.
=> A, B, C sai
*Tìm hiểu thêm: "Tình hình Việt Nam"
a. Chính trị
- Chính phủ Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, thi hành một số chính sách tiến bộ: ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí,...
- Tại Việt Nam, nhiều đảng phái chính trị cùng hoạt động, song, Đảng Cộng sản có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong quần chúng.
b. Kinh tế:
- Pháp tập trung đầu tư, khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế Pháp.
+ Nông nghiệp: tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất lập đồn điền (cao su, cà phê,...)
+ Công nghiệp: đẩy mạnh khai mỏ. Mở mang một số ngành công nghiệp nhẹ (đường, giấy, diêm,..).
+ Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam.
⇒ Những năm 1936 - 1939 là thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam nhưng kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp.
c. Xã hội: đời sống nhân dân khó khăn do chính sách tăng thuế của Pháp
- Công nhân: thất nghiệp, lương giảm.
- Nông dân: này càng bị bần cùng hóa.
- Tư sản dân tộc: ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép.
- Tiểu tư sản trí thức: thất nghiệp, đời sống bấp bênh.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong phong trào dân chủ 1936 - 1939, nhân dân Việt Nam sử dụng hình thức đấu tranh nào sau đây?
Câu 2:
Phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam có điểm khác nhau về
Câu 3:
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1936-1939 là
Câu 4:
Tại sao phong trào 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính cách mạng
Câu 5:
Nhận xét nào dưới đây là đúng về phong trào dân chủ (1936 - 1939) ở Việt Nam?
Câu 6:
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã
Câu 8:
Đâu không phải là thành công mà phong trào dân chủ 1936 - 1939 đạt được?
Câu 9:
Mít tinh, hội họp, đưa “dân nguyện” là hình thức đấu tranh của phong trào nào trong phong trào 1936 - 1939?
Câu 10:
Nội dung nào không nằm trong nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939?
Câu 11:
Yếu tố nào sau đây quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?
Câu 12:
Điểm khác nhau về nhiệm vụ đấu tranh trước mắt giữa phong trào dân chủ 1936- 1939 so với phong trào cách mạng 1930-1931 là
Câu 13:
Bài học nào dưới đây được rút ra từ phong trào dân chủ 1936 -1939 còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay?
Câu 14:
Nhằm đẩy mạnh phong trào đấu tranh dân chủ trong những năm 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xuất bản những tờ báo nào sau đây
Câu 15:
Mặt trận được Đảng ta thành lập tháng 7 năm 1936 có tên gọi là gì?