Câu hỏi:
01/04/2025 15Nay em mười tuổi
Nắng hồi hộp thức suốt đêm
Đợi ban mai tới mừng em lên mười
Trống trường vang tiếng nói cười
Thu đi học cõng khoảng trời dễ thương.
Trăng khuya lóng lánh ven đường
Cỏ xanh hớn hở đính sương làm quà
Chú gà dậy sớm nhất nhà
Ó o gọi cả bao la rực hồng.
Lúa phơi bông khắp cánh đồng
Gió thơm bay giữa mênh mông thảm vàng
Để trang cổ tích mơ màng
Căng tròn trái thị dịu dàng toả hương.
Ngắm bầy chim liệng thân thương
Ríu ran bỗng thấy bốn phương reo mời
Sáng vui đón tuổi lên mười
Ngỡ như đất nước đẹp tươi lớn cùng.
Hoài Khánh
Mỗi âm thanh được tả trong bài gợi cho em cảm xúc gì?
Trả lời:

* Đáp án:
Mỗi âm thanh được tả trong bài gợi cho em cảm xúc vui vẻ, tươi tắn.
* Kiến thức mở rộng:
NỘI DUNG BÀI "NAY EM MƯỜI TUỔI"
1. Nội dung chính:
Bài thơ thể hiện niềm vui, sự háo hức của một bạn nhỏ khi đón tuổi lên mười, gắn liền với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống.
- Khổ 1: Nắng háo hức chờ đợi khoảnh khắc đặc biệt – ngày sinh nhật của em bé lên mười. Không khí rộn ràng với tiếng trống trường và niềm vui cắp sách đến trường.
- Khổ 2: Thiên nhiên cũng vui mừng cùng em. Trăng, cỏ, sương, chú gà trống đều như góp phần tạo nên bức tranh buổi sáng rạng rỡ.
- Khổ 3: Cánh đồng lúa chín vàng, gió mang hương thơm, gợi lên vẻ đẹp của làng quê thanh bình và những câu chuyện cổ tích thần tiên.
- Khổ 4: Đàn chim ríu rít, bầu trời rộng lớn như đang mời gọi em bước vào một chặng đường mới. Tuổi lên mười gắn với niềm vui, sự trưởng thành, và niềm tự hào về đất nước tươi đẹp.
2. Ý nghĩa bài thơ:
- Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên: Những hình ảnh nắng, trăng, cỏ, lúa, gió, chim… đều thể hiện sự tươi đẹp của quê hương.
- Thể hiện niềm vui hồn nhiên của trẻ thơ: Niềm háo hức đón tuổi mới, đến trường, hòa mình vào thiên nhiên.
- Gợi lên tình yêu quê hương, đất nước: Thiên nhiên trù phú, đất nước tươi đẹp là niềm tự hào và động lực để em nhỏ khôn lớn, trưởng thành.
3. Bài học rút ra:
- Biết yêu thiên nhiên, cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống xung quanh.
- Trân trọng tuổi thơ, luôn vui vẻ, yêu đời, hồn nhiên.
- Cố gắng học tập, lớn lên góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tưởng tượng em được tham gia một trại hè với thiếu nhi các nước, hãy giới thiệu với các bạn về ngày tết Trung thu của thiếu nhi Việt Nam.
Ở Việt Nam, tết Trung thu là một trong những ngày hội vui nhất. Tết Trung thu thường được tổ chức vào đêm 15 tháng Tám âm lịch hằng năm (gọi là Rằm tháng Tám). Vào đêm đó, trăng rất sáng. Người ta bày cổ với bánh và các loại sản vật mùa thu như chuối, bưởi, hồng,... Vào dịp này, ở một số nơi, các bà, các cô còn thi nấu cỗ, làm bánh. Đêm Trung thu, trẻ em là những người vui nhất vì các em được rước đèn, thi đèn, được hoà vào các màn múa lân tưng bừng và rất nhiều hoạt động vui chơi thú vị khác.
HƯƠNG THẢO
Câu 2:
Kể sáng tạo câu chuyện trong một bài đọc mà em đã học ở lớp Năm bằng cách thay đổi vai kể và phát triển câu chuyện.
Câu 5:
Giới thiệu với bạn về một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về con người chinh phục bầu trời
Gợi ý
– Năm tuần trên khinh khí cầu (Giuyn Véc-nơ)
– Những điều lạ em muốn biết: Thiên văn vũ trụ (Phạm Văn Bình)
– Vũ trụ diệu kì (Rê-béc-ca Gin-pin, Ê-ri-ca Ha-ri-xơn)
Câu 6:
Dựa vào các thông tin dưới đây, hãy giới thiệu về cuộc thi vẽ tranh "Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình" năm 2023:
Cuộc thi "Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình" năm 2023 đô thu hút sự tham gia của hơn 300 thiếu nhi, trong đó có thiếu nhi các nước Ấn Độ, Ca-dắc-xtan, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Mê-hi-cô, Nam Phi, Nga, Ni-giê-ri-a, Phi-lip-pin, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ... đang học tập và sinh sống tại Hà Nội. Đây là cơ hội tốt để thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước giao lưu, thúc đẩy tình hữu nghị. Trong thời gian 90 phút, các em đã sáng tác hàng trăm bức ảnh màu nước, màu sáp, màu bột, sơn dầu,... Kết thúc cuộc thi, đã có 1 giải Nhất, 5 giải Nhì, 10 giải Ba và 40 giải Khuyến khích được trao cho các hoạ sĩ nhỏ tuổi.
Câu 7:
Viết một đoạn văn nói lên mong muốn được sống trong hoà bình của em, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp lặp để liên kết câu. Chỉ ra biện pháp lặp trong đoạn văn của em.
Câu 8:
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện ( hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- 1 bài văn (hoặc 1 bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
Câu 9:
Giới thiệu với bạn về một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc ở nhà về đề tài bảo vệ hoà bình.
Câu 10:
b) Sáng tác một câu chuyện hoặc một bài thơ ngắn về bầu trời (hoặc về các hiện tượng tự nhiên, mơ ước chinh phục bầu trời, những việc cần làm để giảm ô nhiễm không khí).
Câu 11:
Báo cáo kết quả tham gia của tổ em trong cuộc thi vẽ tranh “Em yêu hoà bình" hoặc một cuộc thi khác do nhà trường phát động.
Câu 12:
Biểu tượng của hoà bình
Biểu tượng của hoà bình đã xuất hiện từ thời cổ đại. Theo thần thoại Hy Lạp, đó là cây ô liu – quà tặng của Nữ thần Trí Tuệ A-ten-na. Sử sách La Mã từ xưa cũng từng ghi lại chuyện một vị tướng đã cầm nhành ô liu đến gặp đối phương để giảng hoà.
Năm 1949, Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình được tổ chức ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Bức tranh chim bồ câu của hoạ sĩ nổi tiếng Pi-cát-xô gửi tặng được trân trọng treo trong hội trường và in trên áp phích của Đại hội. Từ đó, chim bồ câu được coi là loài chim tượng trưng cho hoà bình.
Tuy nhiên, hình ảnh chim bồ câu rất khó vẽ. Năm 1958, trong phong trào chống vũ khí hạt nhân ở nước Anh, hoạ sĩ Hâu-tơm đã sáng tạo ra một biểu tượng mới. Đó là một vòng tròn với các đường thẳng mô phỏng chữ N và chữ D theo hệ thống truyền tin bằng cờ. Hai chữ ấy là dạng viết tắt của các từ tiếng tiếng Anh: Nuclear Disarmament (Giải trừ Hạt nhân).
Về sau, biểu tượng của Hậu-tơm được người dân Mỹ sử dụng trong các cuộc tuần hành phản đối chiến tranh ở Việt Nam, rồi dần dần lan toả khắp nơi, trở thành một biểu tượng mới của hoàn bình thế giới.
THEO TRUNG ANH
Biểu tượng chống vũ khí hạt nhân đã trở thành biểu tượng mới của hoà bình như thế nào?
Câu 14:
Những con hạc giấy
Ngày 16-7-1945, nước Mỹ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản. Hai quả bom lần lượt ném xuống các thành phố Hi-tô-si-ma và Na-ga-so-ki đã cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người. Tính đến cuối năm 1945, tổng số người chết vì hai quả bom và bị nhiễm phóng xạ nguyên tử đã lên đến nửa triệu.
Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-ki Xa-đa-cô mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, từ một cô bé khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, sức khoẻ của em bị giảm sút nhanh chóng, phải nằm viện để chữa trị.
Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con hạc bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em lặng lẽ nén đau, miệt mài gấp hạc. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật đã tới tấp gửi hàng nghìn con hạc giấy đến cho Xa-đa-cô. Nhưng Xa-đa-cô vẫn không qua khỏi, mặc dù em đã gấp được hơn một nghìn con hạc giấy.
Xúc động trước cái chết của Xa-đa-cô, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một đài tưởng niệm những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Năm 1958, Tượng đài Hoà bình cho trẻ em, còn được gọi là tháp Sên-ba-zư-rư ("Ngàn cánh học"), được dựng lên ở Công viên Hòa bình của thành phố. Trên đỉnh đài tưởng niệm cao 9 mét là tượng một bé gái – mô phỏng hình ảnh Xa-đa-cô – giơ cao hai tay nâng một con học lớn đang dang cánh bay. Dưới tượng đài khác những lời tha thiết.
Theo sách Những mẩu chuyện lịch sử thế giới
Câu chuyện về cô bé Xa-đa-cô gợi cho em cảm nghĩ gì?
Câu 15:
Tạm biệt lớp Năm
Cũng là nắng của tháng Năm
Cũng là hoa phượng đỏ sân nắng vàng
Rộn ràng trong tiếng ve ran
Làm xao động đến muốn vẫn là xanh.
Mới ngày nào, mắt long lanh
Theo chân mẹ, bước dọc hành lang vui
Em vào lớp Một, chao ôi!
Bao nhiêu bỡ ngỡ... thế rồi thành quen.
Cô, thầy dìu dắt cho em
Nâng niu bài học, luyện rèn bản thân
Năm năm, xa đã hoá gần
Đã thành chị, đã thành anh hết rồi.
Lớp Năm ơi! Lớp Năm
Bảng đen còn đó, nụ cười còn đây
Bầu trời vẫn biếc màu mây
Bạn bè ơi! Những vòng tay ấm nồng.
Mai vào lớp Sáu, nhớ không?
Môi trường tiểu học ở trong tim mình.
NGUYỄN LÃM THẮNG
Bài thơ là lời của ai? Tìm ý đúng.