Câu hỏi:

28/12/2024 501

Khối quân NATO, đã đưa tới tình trạng chiến tranh lạnh vì lí do nào dưới đây?

A. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống các nước Đông Âu.

B. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô.

C. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và Đông Âu.

Đáp án chính xác

D. Tập hợp các nước Tây Âu chống phong trào cách mạng thế giới.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Khối quân NATO, đã đưa tới tình trạng chiến tranh lạnh vì tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và Đông Âu. 

*Tìm hiểu thêm: "Biểu hiện của sự đối đầu Đông – Tây."

* Đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa hai siêu cường Xô – Mĩ.

- Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.

- Mỹ: Chủ trương chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, mưu đồ làm bá chủ toàn cầu.

* Đối lập về kinh tế - chính trị giữa các nước Đông Âu - Tây Âu.

- Tháng 6/1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Macsan” nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh kinh tế - chính trị nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.

- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.

⇒ Ở Châu Âu xuất hiện sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa hai khối nước: Tây Âu – tư bản chủ nghĩa và Đông Âu – xã hội chủ nghĩa.

* Đối lập về quân sự giữa các nước Đông Âu – Tây Âu.

- Tháng 4/1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va, đây là một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

⇒ Sự ra đời của NATO và khối Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe.

⇒ Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Điều kiện khách quan thuận lợi đối với cuộc đấu tranh giành độc lập ở các nước Đông Nam Á vào giữa tháng 8-1945 là gì?

Xem đáp án » 27/10/2024 1,109

Câu 2:

Kế hoạch Mác-san (6/1947) còn được gọi là

Xem đáp án » 30/08/2024 610

Câu 3:

Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án » 23/07/2024 273

Câu 4:

Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường nào?

Xem đáp án » 11/09/2024 234

Câu 5:

Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi" vì

Xem đáp án » 21/12/2024 228

Câu 6:

"Duy trì hòa bình và an ninh thế giới" là mục đích hoạt động của tổ chức nào dưới đây?

Xem đáp án » 05/01/2025 227

Câu 7:

Thành tựu cơ bản mà Liên Xô đạt được trong giai đoạn 1950 - 1973 là gì?

Xem đáp án » 19/07/2024 216

Câu 8:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai khoa học- kỹ thuật của Nhật Bản có gì khác biệt so với Mĩ?

Xem đáp án » 14/07/2024 213

Câu 9:

Giai cấp công nhân ở Liên Xô thời kì (1950 - 1970) chiếm hơn 55% số người lao động trong cả nước đã chứng tỏ

Xem đáp án » 20/07/2024 212

Câu 10:

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á (trừ Thái Lan) vốn là thuộc địa của

Xem đáp án » 12/07/2024 204

Câu 11:

Mục đích của Mĩ phát động Chiến tranh lạnh" nhằm

Xem đáp án » 01/11/2024 203

Câu 12:

Nội dung nào sau đây không phản ánh ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?

Xem đáp án » 17/07/2024 190

Câu 13:

Nhiệm vụ trọng tâm của các kế hoạch dài hạn ở Liên Xô từ 1950 đến những năm 1970 là

Xem đáp án » 20/12/2024 189

Câu 14:

Theo "Phương án Maobaton" thực dân Anh đã chia Ấn độ thành 2 quốc gia dựa trên cơ sở nào?

Xem đáp án » 22/07/2024 187

Câu 15:

Sự kiện nào sau đây không thuộc những biến đổi cơ bản của các nước Đông Bắc Á sau năm 1945?

Xem đáp án » 18/07/2024 185

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »