Câu hỏi:
23/07/2024 197
Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là
A. đường bờ biển dài.
B. khí hậu phân hóa.
C. nhiều đảo lớn, nhỏ.
D. nghèo khoáng sản.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản. Vì vậy, để phục vụ cho sản xuất công nghiệp trong nước, Nhật Bản phải nhập khẩu hầu hết các loại khoáng sản -> Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của Nhật Bản về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D đúng
- A sai vì nó mang lại lợi thế về giao thông và kinh tế biển. Nhật Bản có thể phát triển thủy sản và du lịch ven biển, và đường biển dài cũng hỗ trợ cho việc vận chuyển và thương mại quốc tế.
- B sai vì nước này có địa hình đồng nhất và không gian nhỏ. Điều này giúp họ dễ dàng quản lý và thích nghi với biến đổi khí hậu.
- C sai vì họ có kinh nghiệm quản lý đô thị trên đảo và phát triển nông nghiệp trên đất ngập mặn. Họ cũng có thể tận dụng các đảo nhỏ cho du lịch và sản xuất nông sản đặc sản.
*) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình, đất
- Địa hình đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ, trong đó có nhiều núi lửa. Phần lớn núi có độ cao trung bình, một số đỉnh núi cao trên 2000 m, cao nhất là núi Phú Sĩ. Khu vực này có nhiều đất đỏ.
- Các đồng bằng nằm ven biển, nhỏ và hẹp, trong đó lớn nhất là đồng bằng Can-tô ở đảo Hôn-su. Đất phổ biến là đất pốt-dôn, đất phù sa thích hợp để trồng cây lương thực.
2. Khí hậu
- Nhật Bản có khí hậu ôn đới gió mùa và cận nhiệt đới gió mùa, có sự thay đổi rõ rệt từ bắc xuống nam.
+ Phía bắc có khí hậu ôn đới gió mùa; mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết, mùa hạ ấm áp.
+ Phía nam có khí hậu cận nhiệt đới; mùa đông không lạnh; mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão.
- Nhật Bản có mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm khoảng 1800 mm, cá biệt có nơi mưa đến 4000 mm.
=> Khí hậu phân hóa tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng, thuận lợi cho du lịch.
3. Sông, hồ
- Mạng lưới sông khá dày, đa số đều ngắn, dốc, sông lớn nhất là Si-na-nô. Sông ít có giá trị giao thông nhưng có giá trị về thuỷ điện và cung cấp nước.
- Nhật Bản có nhiều hồ, nhiều thác nước và suối khoáng nóng… có giá trị cao đối với du lịch.
4. Biển
- Nhật Bản có đường bờ biển dài, khúc khuỷu, ăn sâu vào đất liền tạo nên nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió là nơi lí tưởng để xây dựng các cảng biển.
- Vùng biển giàu hải sản, chiếm khoảng 25 % số loài cá biển trên toàn thế giới. Các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá, là điều kiện thuận lợi để Nhật Bản phát triển ngành đánh cá.
5. Sinh vật
- Nhật Bản có tỉ lệ che phủ rừng lớn (2/3 diện tích lãnh thổ, năm 2020) với nhiều loại rừng như: rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng nhiệt đới ẩm,...
- Nhiều vườn quốc gia đã được UNESCO ghi danh là Di sản thế giới vì có giá trị nổi bật về thiên nhiên như: Phu-gi Ha-cô Ni-giu, Nic-cô,... Đây là các tài nguyên có giá trị cao để phát triển ngành lâm nghiệp và du lịch.
6. Khoáng sản
- Nhật Bản là nước nghèo khoáng sản.
- Các khoáng sản như: than đá, đồng, vàng, sắt, chì - kẽm,... có trữ lượng nhỏ.
=> Đây là khó khăn cho Nhật Bản trong phát triển kinh tế.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản
Giải Địa lí 11 Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản