Câu hỏi:
31/07/2024 168Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hình thành loài khác khu vực địa lí chỉ gặp ở các loài động vật ít di chuyển
B. Hình thành loài khác khu vực địa lí thường diễn ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
C. Cách li địa lí là nhân tố trực tiếp tạo ra các alen mới làm phân hóa vốn gen của các quần thể bị chia cắt
D. Hình thành loài khác khu vực địa lí không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- A sai vì hình thành loài khác khu vực địa lí thường gặp ở những loài có khả năng phát tán mạnh.
- B đúng.
- C sai vì nhân tố trực tiếp tạo ra các alen mới làm phân hóa vốn gen của các quần thể bị chia cắt là đột biến.
- D sai vì tất cả các quá trình hình thành loài đều chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
* Tìm hiểu về Hình thành loài khác khu vực địa lí
1. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới
- Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển,… ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
- Vai trò của cách li địa lí: Trong quá trình hình thành loài mới, cách li địa lí không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài:
+ Do các quần thể sống trong những khu vực địa lí khác nhau nên chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hóa khác diễn ra theo các hướng khác nhau → Có thể tạo nên sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.
+ Cách li địa lí khiến các cá thể của các quần thể trong loài ít có điều kiện giao phối tự do → Góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
+ Khi sự sai khác về di truyền giữa các quần thể đến một lúc nào đó xuất hiện cách li sinh sản thì loài mới được hình thành.
2. Đặc điểm của quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí
- Cơ chế: Do các quần thể được sống cách biệt trong những khu vực địa lí khác nhau nên chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hóa khác có thể tạo nên sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể. Khi sự khác biệt về di truyền giữa các quần thể được tích tụ dẫn đến xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới được hình thành.
- Đặc điểm:
+ Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí là phương thức hình thành loài gặp cả ở thực vật và động vật nhưng thường xảy ra với những loài động vật có khả năng phát tán mạnh.
+ Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp.
+ Quá trình hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
+ Sự cách li sinh sản xuất hiện trong quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí hoàn toàn ngẫu nhiên. Vì thế, có những quần thể cách li địa lí rất lâu nhưng vẫn không hình thành loài mới.
- Ví dụ: Sự hình thành loài mới do cách li bởi các quần đảo rất dễ nhận thấy. Giữa các đảo có sự cách li tương đối, các sinh vật giữa các đảo ít trao đổi vốn gen cho nhau. Khi 1 nhóm sinh vật tiên phong di cư tới đảo mới thì điều kiện sống mới, sự cách li tương đối về mặt địa lí dễ biến quần thể nhập cư thành loài mới.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 29: Quá trình hình thành Loài
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 30: Quá trình hình thành Loài (tiếp theo)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đối với sự phát triển của cơ thể động vật, hoocmôn tirôxin có bao nhiêu tác dụng sinh lí sau đây?
(1) Kích thích biến đổi nòng nọc ếch nhái.
(2) Làm tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản, do đó tăng cường sinh trưởng.
(3) Tăng cường tất cả các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
(4) Tăng cường quá trình tổng hợp prôtêin trong mô và cơ quan.
(5) Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của hệ sinh dục.
Câu 2:
Khi nói về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Phản xạ không điều kiện thường trả lời lại cách kích thích đơn lẻ.
(2) Phản xạ có điều kiện có số lượng tế bào thần kinh tham gia nhiều hơn phản xạ không điều kiện.
(3) Số lượng phản xạ có điều kiện ở cá thể động vật là không hạn chế.
(4) Động vật bậc thấp không có hoặc có rất ít phản xạ có điều kiện.
(5) Phản xạ không điều kiện có tính bền vững cao còn phản xạ có điều kiện thường dễ thị mất đi.
Câu 3:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên có chung đặc điểm nào sau đây?
Câu 4:
Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 66% cây thân cao, hoa đỏ; 9% cây thân cao, hoa trắng; 9% cây thân thấp, hoa đỏ; 16% cây thân thấp, hoa trắng. Biết mỗi gen quy định mỗi tính trạng, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, tần số hoán bị gen là
Câu 5:
Quá trình phát triển cơ thể của loài bướm bạch dương trải qua bao nhiêu giai đoạn chính?
Câu 6:
Một loài thú, cho cá thể cái lông quăn, đen giao phối với cá thể đực lông thẳng, trắng (P), thu được F1 gồm 100% cá thể lông quăn, đen. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 50% cá thể cái lông quăn đen: 20% cá thể đực lông quăn, đen: 20% cá thể đực lông thẳng, trắng: 5% cá thể đực lông quăn, trắng: 5% cá thể đực lông thẳng, đen. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các gen quy định các tính trạng đang xét đều nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
II. Trong quá trình phát sinh giao tử cái ở F1 đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
III. F2 có 20% số cá thể cái dị hợp tử về 2 cặp gen.
IV. Các cá thể cái có kiểu hình lông quăn, đen ở F1 có 4 loại kiều gen
Câu 7:
Cho chuỗi thức ăn: Cây lúa ¦ Sâu ăn lá lúa ¦ Ếch đồng ¦ Rắn hổ mang ¦ Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, đại bàng là sinh vật tiêu thụ bậc mấy?
Câu 9:
Cho chuỗi thức ăn:
Cây ngô ¦ Sâu ăn lá ngô ¦ Nhái ¦ Rắn hổ mang ¦ Diều hâu.
Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh.
II. Quan hệ sinh dưỡng giữa sâu ăn lá ngô và nhái dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học.
III. Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang và diều hâu đều là sinh vật tiêu thụ.
IV. Sự tăng, giảm số lượng nhái, sẽ ảnh hướng đến sự tăng, giảm số lượng rắn hổ mang.
Câu 10:
So với tính cảm ứng ở động vật thì biểu hiện của tính cảm ứng ở thực vật là những phản ứng
Câu 11:
Phép lai P: ♀ ♂ , thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, trong số các cá thể F1, có thể xuất hiện cá thể có kiều gen nào sau đây?
Câu 12:
Dòng vi khuẩn E.coli mang gen mã hóa insulin của người được tạo ra nhờ áp dụng kĩ thuật nào sau đây?
Câu 14:
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện ghép lai: thu được F1. Trong tổng số cá thể ở F1, số cá thể cái có kiều hình trội về cả 3 tính trạng chiếm 33%. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có tối đa 36 loại kiểu gen.
II. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 20 cM.
III. F1 có 8,5% số cá thể cái dị hợp tử về 3 cặp gen.
IV. F1 có 30% số cá thể mang kiểu hình trội về 2 tính trạng.
Câu 15:
Bằng kĩ thuật chia cắt phôi, người ta tách một phôi bò có kiểu gen AaBbDdEE thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các bò cái khác nhau, sinh ra 5 bò con. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?