Câu hỏi:
30/07/2024 155
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến mất đoạn và lặp đoạn có thể được xảy ra trong giảm phân
B. Đột biến đảo đoạn có thể làm cho 2 alen của một gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể
C. Đột biến chuyển đoạn luôn làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
D. Đột biến đảo đoạn được sử dụng để chuyển gen từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
- Đột biến mất đoạn và lặp đoạn có thể được xảy ra trong giảm phân.
A đúng.
- Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của một gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.
B sai.
- Đột biến mất đoạn luôn làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
C sai.
- Đột biến chuyển đoạn được sử dụng để chuyển gen từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác.
D sai.
* Tìm hiểu về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST)
1. Khái niệm
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST, thực chất là sắp xếp lại trình tự các gen, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.
2. Các dạng đột biến cấu trúc NST
a. Mất đoạn
- Là đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của NST
- Làm giảm số lượng gen trên NST, mất cân bằng gen.
- Thường gây chết hoặc giảm sức sống.
b. Lặp đoạn
- Là đột biến làm cho một đoạn của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần.
- Làm tăng số lượng gen trên NST, mất cân bằng gen.
- Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng, không gây hậu quả nghiêm trọng, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa.
c. Đảo đoạn
- Là đột biến trong đó một đoạn NST đứt ra và đảo ngược 180o và nối lại.
- Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
- Có thể ảnh hưởng đến sức sống, giảm khả năng sinh sản của thể đột biến, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.
d. Chuyển đoạn
- Là đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng.
- Một số gen trên NST thể này chuyển sang NST khác dẫn đến làm thay đổi nhóm gen liên kết.
- Chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Alen B ở sinh vật nhân thực có 600 nuclêôtit loại ađênin và có tỉ lệ A/G=2/3. Alen B bị đột biến thay thế 1 cặp G -X bằng 1 cặp A -T trở thành alen b. Tổng số liên kết hidro của alen b là
Alen B ở sinh vật nhân thực có 600 nuclêôtit loại ađênin và có tỉ lệ A/G=2/3. Alen B bị đột biến thay thế 1 cặp G -X bằng 1 cặp A -T trở thành alen b. Tổng số liên kết hidro của alen b là
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây về ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp là sai?
Phát biểu nào sau đây về ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp là sai?
Câu 3:
Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi (n ) cặp tính trạng tương phản thì tỉ lệ kiểu hình ở F2là:
Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi (n ) cặp tính trạng tương phản thì tỉ lệ kiểu hình ở F2là:
Câu 4:
Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp melanin tạo màu lông ở giống thỏ Himalaya như thế nào theo cơ chế sinh hoá?
Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp melanin tạo màu lông ở giống thỏ Himalaya như thế nào theo cơ chế sinh hoá?
Câu 6:
Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen là A và a; tần số alen A là 0,2. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể này là:
Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen là A và a; tần số alen A là 0,2. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể này là:
Câu 7:
Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện xảy ra hoán vị gen?
Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện xảy ra hoán vị gen?
Câu 8:
Khi nói về quan điểm di truyền của Menđen, nhận định nào sau đây sai?
Khi nói về quan điểm di truyền của Menđen, nhận định nào sau đây sai?
Câu 10:
Sự di truyền tính trạng chỉ do gen nằm trên NST Y quy định như thế nào?
Sự di truyền tính trạng chỉ do gen nằm trên NST Y quy định như thế nào?
Câu 11:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E Coli, khi môi trường có lactose thì
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E Coli, khi môi trường có lactose thì
Câu 12:
Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm 40%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm 40%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
Câu 13:
Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen như sau:
+ Trên cặp NST tương đồng số 1: NST thứ nhất là ABCDE và NST thứ hai là abcde.
+ Trên cặp NST tương đồng số 2: NST thứ nhất là FGHIK và NST thứ hai là fghik.
Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế :
Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen như sau:
+ Trên cặp NST tương đồng số 1: NST thứ nhất là ABCDE và NST thứ hai là abcde.
+ Trên cặp NST tương đồng số 2: NST thứ nhất là FGHIK và NST thứ hai là fghik.
Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế :
Câu 14:
Các nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen không theo 1 hướng xác định là:
(1) Đột biến. (2) Giao phối không ngẫu nhiên. (3) CLTN.
(4) Yếu tố ngẫu nhiên. (5) Di – nhập gen.
Các nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen không theo 1 hướng xác định là:
(1) Đột biến. (2) Giao phối không ngẫu nhiên. (3) CLTN.
(4) Yếu tố ngẫu nhiên. (5) Di – nhập gen.