Câu hỏi:
29/08/2024 160Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bậc dinh dưỡng cấp 1 là tất cả các loài động vật ăn thực vật
B. Bậc dinh dưỡng cấp 3 là tất cả các loài động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ bậc cao.
C. Bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm tất cả các loài động vật ăn sinh vật sản xuất
D. Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật đầu tiên của mỗi chuỗi thức ăn, nó đóng vai trò khởi đầu một chuỗi thức ăn mới
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
- Bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm tất cả các loài động vật ăn sinh vật sản xuất (hay chính là các loài tiêu thu bậc 1).
C đúng.
- Bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất (thực vật).
A sai.
- Động vật ăn cỏ luôn là bậc dinh dưỡng cấp 2.
B sai.
- Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là sinh vật cuối chuỗi thức ăn dài nhất.
D sai
* Tìm hiểu "Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái"
- Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái gồm trao đổi vật chất giữa quần xã với sinh cảnh và trao đổi vật chất giữa các sinh vật trong quần xã.
- Trao đổi vật chất trong quần xã là quá trình lưu chuyển vật chất giữa các loài trong quần xã, quá trình này phụ thuộc chủ yếu vào mối quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác, bản chất là mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài.
- Trao đổi vật chất trong quần xã được thể hiện qua cấu trúc của chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng.
1. Chuỗi thức ăn
- Chuỗi thức ăn là một dãy các loài có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau. Các loài trong chuỗi thức ăn sắp xếp tương tự như một chuỗi xích, trong đó mỗi loài là một mắt xích. Mỗi mắt xích trong chuỗi thức ăn tiêu thụ mắt xích trước đó và bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Có hai loại chuỗi thức ăn: loại khởi đầu bằng sinh vật sản xuất và loại khởi đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ (H 29.2).
+ Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật sản xuất có mắt xích thứ nhất là sinh vật tự dưỡng, mắt xích thứ hai là động vật ăn thực vật (sinh vật tiêu thụ bậc 1), mắt xích thứ ba là động vật ăn thịt (sinh vật tiêu thụ bậc 2),...
+ Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ, mắt xích thứ nhất là sinh vật ăn mùn bã hữu cơ (giun đất, bọ đất, trai, sò,...), các mắt xích tiếp theo tuần tự là sinh vật tiêu thụ các cấp.
- Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật sản xuất có vai trò chính trong chuyển hoá vật chất và năng lượng của quần xã. Chất hữu cơ thải ra từ chuỗi thức ăn này là nguồn cung cấp vật chất chủ yếu cho chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.
2. Lưới thức ăn
- Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn được kết nối với nhau bằng những mắt xích chung (H 29.3).
- Trong một lưới thức ăn, mắt xích chung là loài tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn, có thể tiêu thụ nhiều mắt xích và có thể bị nhiều mắt xích tiêu thụ.
- Quần xã có số loài càng lớn thì lưới thức ăn càng phức tạp và cấu trúc quần xã càng ổn định.
3. Bậc dinh dưỡng
- Bậc dinh dưỡng của một loài là vị trí của loài đó trong chuỗi thức ăn.
+ Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm các loài sinh vật sản xuất
+ Bậc dinh dưỡng cấp 2 là các loài sinh vật tiêu thụ bậc 1
+ Bậc dinh dưỡng cấp 3 gồm các loài sinh vật tiêu thụ bậc 2,...
- Bậc dinh dưỡng của một loài cho biết mối tương quan về năng lượng của loài đó so với các loài khác trong toàn bộ chuỗi thức ăn.
- Trong một lưới thức ăn, có nhiều loài cùng bậc dinh dưỡng và một loài có thể nằm ở hai bậc dinh dưỡng khác nhau.
- Việc phân chia các loài trong lưới thức ăn thành các nhóm có cùng bậc dinh dưỡng nhằm mục đích định lượng quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong quần xã.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Giải SGK Sinh học 12 Bài 29: Trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ở một loài côn trùng, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể loài này có 5 loại kiểu gen với tỉ lệ bằng nhau. Cho các cá thể mắt đỏ ở (P) giao phối ngẫu nhiên. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là
Câu 2:
Người ta phân chia sinh sản của thực vật thành các hình thức nào sau đây?
Câu 3:
Hai loài cải bắp và cải củ đều có số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 18, khi cho lai hai loài này với nhau người ta có thể thu được con lai nhưng con lai thường bất thụ. Người ta có thể thu được con lai hữu thụ bằng những cách nào sau đây?
(1) Tạo các cây cải củ và cải bắp tứ bội (4n) bằng xử lý hạt với cônsixin, rồi cho lai giữa các cây tứ bội này với nhau.
(2) Nuôi cấy hạt phấn và noãn của hai loài này trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây, sau đó cho các cây này giao phấn với nhau.
(3) Xử lý trực tiếp hạt lai bất thụ với cônsixin để thu được hạt dị đa bội, rồi cho nảy mầm thành cây.
(4) Nuôi cấy mô của cây lai bất thụ rồi xử lý 5-brôm uraxin để tạo tế bào dị đa bội, sau đó nuôi cấy các tế bào này rồi cho chúng tái sinh thành các cây dị đa bội.
Câu 4:
Giả sử trong mỗi ngày một người lao động bình thường cần sử dụng năng lượng 675 Kcal và người này chỉ uống nước mía (nồng độ saccarozơ trong nước mía là 30%). Nếu mỗi mol ATP giải phóng 7,3 Kcal thì một ngày người đó phải uống ít nhất bao nhiêu gam nước mía để cung cấp năng lượng cho cơ thể?
Câu 5:
Trong ruột non, chất dinh dưỡng được hấp thụ nhờ bao nhiêu cơ chế sau đây?
(1) Cơ chế khuếch tán.
(2) Cơ chế vận chuyển tích cực.
(3) Cơ chế vận chuyển thụ động qua kênh prôtêin.
(4) Cơ chế nhập bào.
Câu 6:
Ở một loài động vật, xét 2 lôcut gen A và B, trong đó lôcut A có 2 alen; lôcut B có 3 alen. Biết rằng 2 lôcut này không nằm trên NST Y. Theo lí thuyết, số loại kiểu gen của quần thể có thể là:
(1) 18 kiểu gen. (2) 21 kiểu gen. (3) 27 kiểu gen.
(4) 30 kiểu gen. (5) 12 kiểu gen. (6) 9 kiểu gen.
(7) 18 kiểu gen. (8) 57 kiểu gen. (9) 36 kiểu gen.
Có bao nhiêu trường hợp thoả mãn?
Câu 8:
Trong thí nghiệm mổ lộ tim ếch, người ta nhỏ dung dịch Adenalin 1/100 000 và nhỏ dung dịch Axetincolin nhằm mục đích
Câu 9:
Trong môi trường khí hậu nhiệt đới, hiệu suất quang hợp (gam chất khô/m2 lá/ ngày) ở thực vật C3 thấp hơn nhiều so với thực vật C4. Giải thích nào sau đây sai?
Câu 10:
Khi nói về nhân tố tiến hoá di - nhập gen, điều nhận xét nào sau đây sai?
Câu 11:
Những nhân tố sinh thái nào sau đây được xếp vào nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ?
Câu 13:
Một gen ở tế bào nhân sơ gồm 2400. Trên mạch thứ nhất của gen có hiệu số tỉ lệ % giữa A và T bằng 20% số nuclêôtit của cả mạch. Trên mạch thứ hai có số nuclêôtit loại A chiếm 15% số nuclêôtit của cả mạch và bằng 1/2 số nuclêôtit loại G. Khi gen này phiên mã một số lần đã lấy từ môi trường nội bào 540 Uraxin. Số lượng nuclêôtit từng loại của phân tử mARN được phiên mã từ gen này là:
Câu 15:
Ở một cây hạt kín sinh sản bằng tự thụ phấn. Giả sử có một quả chứa 20 hạt, mỗi hạt có một phôi và một nội nhũ và thịt quả có kiểu gen là aaBb. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Trong số 20 hạt, sẽ có hạt mang kiểu gen aaBB.
(2) Trong số 20 hạt, sẽ có hạt mang nội nhũ với kiểu gen aaabbb.
(3) Nếu nội nhũ của hạt có kiểu gen là aaaBBb thì phôi sẽ có kiểu gen aaBb.
(4) Trong số 20 hạt này, không thể tìm thấy hạt có kiểu gen AaBb.