Câu hỏi:
23/11/2024 344Khảo sát, sưu tầm, tìm kiếm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử… là quá trình của việc
A. thu thập thông tin và sử liệu.
B. xử lý thông tin và sử liệu.
C. phân loại các nguồn sử liệu.
D. lập thư mục các nguồn sử liệu.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Thu thập thông tin và sử liệu là quá trình khảo sát, sưu tầm, tìm kiếm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử…
→ A đúng
- B sai vì nó liên quan đến việc phân tích, đánh giá và diễn giải thông tin đã thu thập được. Khảo sát, sưu tầm tập trung vào việc thu thập dữ liệu ban đầu, trong khi xử lý thông tin là bước tiếp theo trong việc làm rõ và áp dụng các kết quả nghiên cứu.
- C sai vì nó liên quan đến việc tổ chức và phân nhóm các thông tin đã được thu thập. Khảo sát, sưu tầm chỉ là quá trình tìm kiếm và tập hợp dữ liệu, trong khi phân loại giúp hệ thống hóa và xác định giá trị của các nguồn sử liệu.
- D sai vì nó là quá trình liệt kê và tổ chức các nguồn sử liệu đã được thu thập. Khảo sát, sưu tầm tập trung vào việc tìm kiếm và thu thập thông tin, trong khi lập thư mục chỉ là việc ghi chép và phân loại các nguồn đó.
*) Thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử
- Thu thập sử liệu:
+ Là quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng hoch tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử. Những thông tin này bao gồm các nguồn sử liệu sơ cấp, thứ các; các loại hình sử liệu lời nói – truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn…
+ Có thể thực hiện bằng phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi, khảo sát, quan sát, điền dã…
Thu thập sử liệu thông qua phương pháp phỏng vấn nhân chứng lịch sử
- Xử lí thông tin và sử liệu:
+ Là quá trình phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được
+ Nhằm xác định tính xác thực, độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu đối với việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.
- Quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu:
+ Bước 1: lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử
+ Bước 2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến những vấn đề nghiên cứu
+ Bước 3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá
+ Bước 4: Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh…
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về ý nghĩa của tri thức lịch sử?
Câu 2:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học lịch sử suốt đời?
Câu 3:
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?
Câu 4:
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “……….. là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm”.
Câu 5:
Phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được là quá trình của việc
Câu 6:
Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để
Câu 7:
Em hãy cho biết nhận định dưới đây đúng hay sai?
“Tri thức lịch sử giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng”.
Câu 8:
Ai là tác giả của câu nói: “Lịch sử không phải là gánh nặng cho kí ức, mà là sự soi sáng của tâm hồn”?
Câu 9:
Một trong những cuộc thi nổi tiếng trong khuôn khổ dự án của Ủy ban Văn hóa thông tin Asean (COCI) là gì?
Câu 10:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về vai trò của tri thức lịch sử?
Câu 11:
Ai là tác giả của câu nói: “Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lí, là sinh mệnh của kí ức, là thầy dạy cảu cuộc sống và là sứ giả của cố nhân”?
Câu 12:
Sắp xếp các nội dung sau theo đúng quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu:
1 - Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập
2 - Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh, đánh giá
3 - Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
4 - Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh.
Câu 13:
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của tri thức lịch sử?
Câu 14:
“Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm,… được gọi là