Câu hỏi:
27/12/2024 613
Hệ quả nào sau đây không phải là của khu vực hóa kinh tế?
A. Tăng cường quá trình toàn cầu hóa về kinh tế.
B. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.
C. Động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.
D. Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước, không phải là hệ quả của khu vực hóa kinh tế
Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ giữa các quốc gia và giữa các khu vực với nhau.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Mở rộng:
KHU VỰC HÓA KINH TẾ
1. Biểu hiện của khu vực hóa kinh tế
♦ Những quốc gia có nét tương đồng về địa lý, văn hóa, xã hội có chung mục tiêu, lợi ích phát triển sẽ liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết đặc thù. Xu hướng này gọi là khu vực hóa kinh tế.
♦ Các biểu hiện của khu vực hóa kinh tế:
- Nhiều tổ chức liên kết kinh tế ở những cấp độ khác nhau đã được hình thành và ngày càng được mở rộng, hướng đến đảm bảo phát triển bền vững. Có các kiểu liên kết phổ biến, như:
+ Liên kết tam giác phát triển, ví dụ như: tam giác tăng trưởng Inđônêxia - Malaixia - Xingapo; Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ giữa Bỉ - Đức - Hà Lan,…
+ Liên kết khu vực, ví dụ như: Liên minh châu Âu; Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Thị trường chung Nam Mỹ,…
+ Diễn đàn liên kết khu vực, ví dụ như: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương; Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu,…
- Hiện nay trên thế giới có khoảng 24 tổ chức liên kết kinh tế khu vực có quy mô lớn với những mức độ quan hệ khác nhau. Nhiều quốc gia đồng thời là thành viên của nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực khác nhau.
- Trong các tổ chức liên kết kinh tế khu vực, ngày càng có nhiều hiệp định về kinh tế, chính trị, môi trường,… được kí kết. Thương mại nội vùng giữa các quốc gia trong cùng một khu vực ngày càng tăng.
2. Hệ quả và ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới
a) Hệ quả của khu vực hóa kinh tế
- Hệ quả tích cực:
+ Tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ giữa các quốc gia và các khu vực với nhau.
+ Lợi ích kinh tế của các nước thành viên được đảm bảo trong tổ chức khu vực.
+ Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, tạo nền tảng cho quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
- Hệ quả tiêu cực: xu hướng khu vực hóa kinh tế đặt ra không ít các vấn đề như: tính tự chủ kinh tế; vấn đề cạnh tranh giữa các khu vực,…
b) Ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới
- Đối với mỗi quốc gia, việc tham gia vào các tổ chức khu vực có ý nghĩa quan trọng:
+ Góp phần tăng cường hợp tác, liên kết giữa các nước;
+ Tăng vị thế, vai trò của các quốc gia;
+ Phát huy năng lực quốc gia trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức khu vực;
+ Thúc đẩy tham gia vào toàn cầu hóa, thuận lợi.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu
Đáp án đúng là : B
- Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước, không phải là hệ quả của khu vực hóa kinh tế
Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ giữa các quốc gia và giữa các khu vực với nhau.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Mở rộng:
KHU VỰC HÓA KINH TẾ
1. Biểu hiện của khu vực hóa kinh tế
♦ Những quốc gia có nét tương đồng về địa lý, văn hóa, xã hội có chung mục tiêu, lợi ích phát triển sẽ liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết đặc thù. Xu hướng này gọi là khu vực hóa kinh tế.
♦ Các biểu hiện của khu vực hóa kinh tế:
- Nhiều tổ chức liên kết kinh tế ở những cấp độ khác nhau đã được hình thành và ngày càng được mở rộng, hướng đến đảm bảo phát triển bền vững. Có các kiểu liên kết phổ biến, như:
+ Liên kết tam giác phát triển, ví dụ như: tam giác tăng trưởng Inđônêxia - Malaixia - Xingapo; Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ giữa Bỉ - Đức - Hà Lan,…
+ Liên kết khu vực, ví dụ như: Liên minh châu Âu; Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Thị trường chung Nam Mỹ,…
+ Diễn đàn liên kết khu vực, ví dụ như: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương; Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu,…
- Hiện nay trên thế giới có khoảng 24 tổ chức liên kết kinh tế khu vực có quy mô lớn với những mức độ quan hệ khác nhau. Nhiều quốc gia đồng thời là thành viên của nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực khác nhau.
- Trong các tổ chức liên kết kinh tế khu vực, ngày càng có nhiều hiệp định về kinh tế, chính trị, môi trường,… được kí kết. Thương mại nội vùng giữa các quốc gia trong cùng một khu vực ngày càng tăng.
2. Hệ quả và ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới
a) Hệ quả của khu vực hóa kinh tế
- Hệ quả tích cực:
+ Tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ giữa các quốc gia và các khu vực với nhau.
+ Lợi ích kinh tế của các nước thành viên được đảm bảo trong tổ chức khu vực.
+ Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, tạo nền tảng cho quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
- Hệ quả tiêu cực: xu hướng khu vực hóa kinh tế đặt ra không ít các vấn đề như: tính tự chủ kinh tế; vấn đề cạnh tranh giữa các khu vực,…
b) Ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới
- Đối với mỗi quốc gia, việc tham gia vào các tổ chức khu vực có ý nghĩa quan trọng:
+ Góp phần tăng cường hợp tác, liên kết giữa các nước;
+ Tăng vị thế, vai trò của các quốc gia;
+ Phát huy năng lực quốc gia trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức khu vực;
+ Thúc đẩy tham gia vào toàn cầu hóa, thuận lợi.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu