Câu hỏi:
18/07/2024 150
Chọn thực hiện theo nhóm học tập một trong các nội dung sau:
Nội dung 1. Giới thiệu một tác phẩm truyện nổi tiếng đang được giới trẻ quan tâm tìm đọc.
Nội dung 2. Có những tác phẩm nghệ thuật nào từng để lại ấn tượng sâu sắc với bạn? Hãy nói về tác phẩm ấy.
Nội dung 3. Thảo luận về cách thực hành “lối sống xanh”.
Chọn thực hiện theo nhóm học tập một trong các nội dung sau:
Nội dung 1. Giới thiệu một tác phẩm truyện nổi tiếng đang được giới trẻ quan tâm tìm đọc.
Nội dung 2. Có những tác phẩm nghệ thuật nào từng để lại ấn tượng sâu sắc với bạn? Hãy nói về tác phẩm ấy.
Nội dung 3. Thảo luận về cách thực hành “lối sống xanh”.
Trả lời:
Nội dung 1
Trước một tác phẩm truyện, mỗi người đọc có thể có những cảm nhận, quan điểm riêng biệt, những đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó. Đến với bài nói ngày hôm nay tôi xin giới thiệu, đánh giá về nội dung, nghệ thuật truyện ngắn “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân.
Trước hết tôi sẽ trình bày lí do vì sao tôi lựa chọn tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân để giới thiệu đến các bạn. Thứ nhất, Nguyễn Tuân được đánh giá là “nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp”, ông có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với nền văn học Việt Nam. Trước cách mạng ông thoát li hiện thực, tìm về một thời vang bóng, tập “Vang bóng một thời” chính là tập truyện tiêu biểu nhất cho phong cách của ông trước cách mạng. Trong đó ta không thể không nhắc đến “Chữ người tử tù” với niềm trân trọng thú viết chữ tao nhã truyền thống. Thứ hai, truyện ngắn này được đánh giá là một tác phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ.
“Chữ người tử tù” được in trong tập “Vang bóng một thời” xuất bản năm 1940, tác phẩm khi xuất hiện trên tạp chí Tao đàn có tên “Dòng chữ cuối cùng”, sau in thành sách đổi thành “Chữ người tử tù”. Tác phẩm đã truyền tải đầy đủ tinh thần của tác giả, cũng như giá trị nhân văn của tác phẩm. “Chữ” là hiện thân của cái đẹp, cái tài sáng tạo ra cái đẹp, cần được tôn vinh, ngợi ca. “Người tử tù” là đại diện của cái xấu, cái ác, cần phải loại bỏ khỏi xã hội. Ngay từ nhan đề đã chứa đựng những mâu thuẫn gợi ra tình huống truyện éo le, gợi dậy sự tò mò của người đọc. Qua đó làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm: tôn vinh cái đẹp, cái tài, khẳng định sự bất tử của cái đẹp trong cuộc đời.
Tác phẩm có tình huống gặp gỡ hết sức độc đáo, lạ, chúng diễn ra trong hoàn cảnh nhà tù, vào những ngày cuối cùng của người tử tù Huấn Cao, một người mang chí lớn và tài năng lớn nhưng không gặp thời. Vị thế xã hội của hai nhân vật cũng có nhiều đối nghịch. Huấn Cao kẻ tử từ, muốn lật đổ trật tự xã hội đương thời. Còn quản ngục là người đứng đầu trại giam tỉnh Sơn, đại diện cho luật lệ, trật tự xã hội đương thời. Nhưng ở bình diện nghệ thuật, vị thế của họ lại đảo ngược nhau hoàn toàn: Huấn Cao là người có tài viết thư pháp, người sáng tạo ra cái đẹp, còn quản ngục là người yêu và trân trọng cái đẹp và người sáng tạo ra cái đẹp. Đó là mối quan hệ gắn bó khăng khít chặt chẽ với nhau. Với tình huống truyện đầy độc đáo, đã giúp câu chuyện phát triển logic, hợp lí đẩy lên đến cao trào. Qua đó giúp bộc lộ tính cách nhân vật và làm nổi bật chủ đề của truyện: Sự bất tử của cái đẹp, sự chiến thắng của cái đẹp. Sức mạnh cảm hóa của cái đẹp.
Nổi bật trong tác phẩm chính là Huấn Cao, người có tài viết chữ đẹp và nổi tiếng khắp nơi: “người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” tiếng tăm của ai khiến ai ai cũng biết đến. Cái tài của ông còn gắn liền với khát khao, sự nể trọng của người đời. Có được chữ của Huấn Cao là niềm mong mỏi của bất cứ ai, được treo chữ của ông trong nhà là niềm vui, niềm vinh dự lớn. Cái tài của Huấn Cao không chỉ dừng lại ở mức độ bình thường mà đã đạt đến độ phi thường, siêu phàm.
Không chỉ tài năng, vẻ đẹp của Huấn Cao còn là vẻ đẹp của thiên lương trong sáng: “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”. “Khoảnh” ở đây có thể hiểu là sự kiêu ngạo về tài năng viết chữ, bởi ông ý thức được giá trị của tài năng, luôn tôn trọng từng con chữ mình viết ra. Mỗi chữ ông viết như một món quà mà thượng đế trao cho bản thân nên chỉ có thể dùng những chữ ấy để trao cho những tấm lòng trong thiên hạ. Trong đời ông, ông không vì uy quyền mà trao chữ cho ai bao giờ: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Đặc biệt, tấm lòng thiên lương ấy còn thể hiện trong việc ông đồng ý cho chữ viên quản ngục: “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”, tấm lòng của Huấn Cao với những con người quý trọng cái đẹp, cái tài.
Ở Huấn Cao ta còn thấy được trong ông vẻ đẹp của một con người có nghĩa khí, khí phách hơn người. Ông là người giỏi chữ nghĩa nhưng không đi theo lối mòn, dám cầm đầu một cuộc đại phản, đối đầu với triều đình. Khi bị bắt ông vẫn giữ tư thế hiên ngang, trước lời đe dọa của tên lính áp giải tù, Huấn Cao không hề để tâm, coi thường, vẫn lạnh lùng chúc mũi gông đánh thuỳnh một cái xuống nền đá tảng… Khi viên quản ngục xuống tận phòng giam hỏi han ân cần, chu đáo, Huấn Cao tỏ ra khinh bạc đến điều: “Ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Vào thời điểm nhận tin dữ (ngày mai vào kính chịu án chém), Huấn Cao bình tĩnh, mỉm cười.
Và đẹp đẽ nhất là cảnh cho chữ, cả ba vẻ đẹp của ông được hội tụ và tỏa sáng. Trên tấm vải trắng còn nguyên vẹn lần hồ, chữ Huấn Cao “vuông tươi tắn” nói lên hoài bão, tung hoành của một con người có khí phách. Ông không để tâm đến mọi điều xung quanh chỉ tập trung vào việc tạo ra những nét chữ tuyệt tác. Với việc quản ngục xin chữ, Huấn Cao cũng hiểu ra tấm lòng của quản ngục, trong những giây phút cuối đời đã viết chữ dành tặng viên quản ngục, dành tặng cho tấm lòng biệt nhỡn liên tài trong thiên hạ.
Viên quản ngục là người có số phận bi kịch. Ông vốn có tính cách dịu dàng, biết trọng những người ngay thẳng, nhưng lại phải sống trong tù – môi trường chỉ có tàn nhẫn, lừa lọc. Nhân cách cao đẹp của ông đối lập với hoàn cảnh sống tù đầy, bị giam hãm. Ông tự nhận thức về ki kịch của mình, bi kịch của sự lầm đường lạc lối, nhầm nghề. Nhưng dù vậy, trong quản ngục vẫn giữ được tâm hồn cao đẹp, tâm hồn của một người nghệ sĩ. Ông khao khát có được chữ của Huấn Cao để treo trong nhà, và nếu không xin được chữ ông Huấn quả là điều đáng tiếc. Nhưng xin được chữ của Huấn Cao là điều vô cùng khó khăn: bản thân ông là quản ngục, nếu có thái độ biệt nhỡn, hay xin chữ kẻ tử tù – Huấn Cao, chắc chắn sẽ gặp tai vạ. Hơn nữa Huấn Cao vốn “khoảnh” không phải ai cũng cho chữ.
Trong những ngày cuối cùng của ông Huấn, quản ngục có hành động bất thường, biệt nhỡn với người tử tù. Cũng như Huấn Cao, vẻ đẹp tâm hồn của quản ngục được thể hiện rõ nhất ở đoạn cho chữ. Ông trân trọng, ngưỡng mộ nên đã bất chấp tất cả để tổ chức một đêm xin chữ chưa từng có. Ba con người, ba nhân cách cao đẹp chụm lại chứng kiến những nét chữ dần dần hiện ra…, viên quản ngục khúm núm cất từng đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ, với thái độ sùng kính, ngưỡng mộ cái đẹp. Trước những lời giảng giải của Huấn Cao, viên quản ngục chắp tay vái người tù một vái, “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Tác phẩm đã sáng tạo tình huống truyện vô cùng độc đáo. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, mỗi nhân vật mang một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp thiên lương, khí phách và trọng đãi người tài. Đồng thời tác phẩm cũng thành công khi Nguyễn Tuân đã gợi lên không khí cổ xưa nay chỉ còn vang bóng. Nhịp điệu câu văn chậm, thong thả, góp phần phục chế lại không khí cổ xưa của tác phẩm. Bút pháp đối lập tương phản vận dụng thành thục, tài hoa.
Qua truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm tin vào sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiên lương với cái xấu xa, tàn nhẫn. Đồng thời ông cũng thể hiện tấm lòng chân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, qua đó kín đáo bộc lộ lòng yêu nước. Với nghệ thuật xây dựng tình huống đắc sặc, ngôn ngữ tài hoa đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.
Nội dung 2
Nam Cao được biết đến là một cây bút tài hoa trên diễn đàn văn học Việt Nam, những tác phẩm ra đời mang màu sắc hiện thực sâu sắc. Những tác phẩm của ông mang cái nhìn về thời đại và cuộc sống hoàn toàn mới,cũng như hình ảnh trong các tác phẩm cũng đa dạng và phong phú,mang những mảng tính cách mà sự pha trộn sáng tối lại như được tương phản rõ rệt. Chí Phèo là một tác phẩm điển hình khi nhắc tới Nam Cao. Đây là câu chuyện về đoạn cuối cuộc đời của một con người trong xã hội thực dân phong kiến diễn ra và được ghi lại bởi Nam Cao, câu chuyện cũng gợi một những ý nghĩa nhân văn sâu sắc
Tác phẩm mở đầu thật đặc sắc và đầy ấn tượng với tiếng vừa đi vừa chửi của Chí Phèo, và xung quanh hắn chỉ có mấy con chó đứng chầu chực sủa. Ngoài mấy con chó, không có ai đáp lời hắn. Mở đầu truyện ngắn rất đỗi tài tình và tự nhiên, giống như chúng ta đang chứng kiến khung cảnh ấy vậy. Những âm thanh hay cụ thể là những tiếng chửi của Chí Phèo lại làm cho mọi thứ trở nên sống động,mọi hình ảnh như mở ra trước mắt.Có thể nói hình ảnh Chí say rượu, vừa đi vừa chửi,chửi những gì mà hắn thấy. Có lẽ, dường như mọi người ở cái làng Vũ Đại đã quen với hình ảnh này của nó, cho nên cứ khi nào hắn chửi mọi người cũng chẳng để ý và nghĩ rằng:” chắc hắn trừ mình ra”. Tới đây ắt hẳn mọi người lại ngạc nhiên tại sao hắn lại có hành động như vậy, theo thông thường người ta chửi bới khi uất ức một chuyện gì hay quá áp lực. Quả là như vậy,hắn vốn là đứa trẻ từ khi mới đẻ ra đã bị bỏ rơi trong cái lò gạch bỏ hoang, được người làng nhặt về nuôi, đi ở cho nhiều nhà khác nhau, cuối cùng đến năm 20 tuổi thì về làm canh điền cho Lí Kiến. Vì ghen tuông với sự trẻ trung lực lưỡng của hắn và vì bà Ba để ý tới hắn, nên Bá Kiến tìm cách bỏ tù hắn, để hắn không thể xuất hiện nữa. Như có một sự vô cớ, Chí Phèo vốn dĩ là một người lương thiện, nghèo đói nên đi ở, nhưng trong xã hội đó,ai có tiền có quyền người đó được làm mọi thứ, và cứ thế từ một con người lương thiện, Chí dần bị đẩy vào con đường tha hóa và lưu manh hóa.
Sau khi được thả tù, bộ dạng Chí thay đổi hẳn,với cái đầu cạo trọc và hàm răng trắng hếu, trên mặt hiện lên vết sẹo dài. Trông hắn chẳng khác gì một con quỷ, quỷ đội lốt trong hình hài của một con người. Và người hắn tìm đến đầu tiên không ai khác chính là Bá Kiến.Khi biết Chí đứng trước nhà mình vừa say vừa ăn vạ, Lí Cường ra mắng hắn,nhưng ngay sau đó,Chí Phèo đã rạch mặt, những vết máu trên khuôn mặt đầy sẹo dọc ngang nằm trước cổng nhà Bá Kiến dưới nhiều con mặt dò xét của người dân nơi đây.Khác với Lí Cường, Bá Kiến là người khôn khéo,khi thấy hình ảnh đó, quay sang Lí Cường mắng sa sả như tỏ ra nhượng bộ, rồi đỡ Chí Phèo dậy. Hắn biết tên Chí Phèo luôn luôn ưa nhẹ,lại thích được mềm mỏng nên sau đó hắn đã mời Chí vào nhà và cho ăn uống hậu hĩnh. Lần thứ hai, Chí đến nhà Bá Kiến xin đi ờ tù lần nữa vì Chí cho rằng đi tù còn có cơm ăn, ở làng mảnh đất cắm dùi cũng không có mà cái ăn cũng không, Bá Kiến lợi dùng cơ hội này nhờ hắn đi đòi nợ Đội Tảo 50 đồng và hứa sẽ,có vườn cho Chí. Sau khi Chí đã hoàn thành công việc được giao, Bá Kiến cho vài hào uống rượu và cắt cho hắn 5 sào vườn ở bãi sông. Bắt đầu từ lúc này Chí bỗng nhiên trở thành kẻ đâm thuê chém mướn, một công cụ đắc lực của Bá Kiến nhằm ức hiếp dân lành và thanh toán những kẻ có máu mặt trong làng nhưng không cùng vây cánh.
Dường như cuộc sống và con người của Chí Phèo lúc này đây đã thực sự thay đổi khi một lần trong lúc uống say ,hắn trở về túp lều ven sông định bước xuống tắm, tình cờ nhìn thấy Thị Nở đang nằm ngủ. Thị Nở được khắc họa là người nghèo rót mồng tơi, xấu ma chê quỷ hờn lại ngẩn ngơ như người đần trong cổ tích và Họ đã ăn nằm với nhau và thứ tình cảm đó đánh thức tình cảm bình thường cùng mong muốn làm một người bình thường trong Chí. Có lẽ hình ảnh bát cháo hành của Thị như liều thuốc tiên đánh thức con người lương thiện luôn giấu kín trong một bộ dạng quỷ dữ của hắn. Cái mùi cháo hành thơm kia như đã bốc lên và cử chỉ quan tâm của Thị đã khiến chí bùi ngùi và chợt nhận ra, anh muốn có một gia đình, với vợ dệt vải chồng đi làm, cứ thế cuộc sống êm đềm trôi qua. Nhưng, dường như niềm vui sướng chưa được bao lâu thì người bà cô đã khuyên Thị không nên ở với hắn,rồi Thị cũng là người duy nhất quay lưng lại với hắn thì cuối cùng cũng bỏ đi. Chiếc thang bắc cầu cho lòng lương thiện của Chí được sang bến bờ được sống như một người bình thường giờ đây hắn cũng không còn nữa. Chính vì thế,mà Chí Phèo đã mang dao tới nhà bá Kiến kết thúc đời bá Kiến và sau đó cũng tự sát, hắn không còn một lựa chọn nào khác.khi nghe được tin này, nhiều người tỏ ra hả hê, còn riêng Thị Nở lại nhìn xuống bụng và nghĩ tới cái lò gạch bỏ hoang không người qua lại.
“Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn đặc sắc mà dường như dung lượng hiện thực được phản ánh trong trạng thái dồn nén, chứa nhiều mâu thuẫn, với nhiều nhân vật, và tình huống khác nhau…tác phẩm như mang tầm vóc của một tiểu thuyết. Chúng ta có thể dễ nhận thấy và phân tích theo vấn đề ý nghĩa nhân sinh của truyện, có thể phân tích theo tuyến nhân vật, hoặc cũng có phân tích-từng mối quan hệ giữa nhân vật chính là Chí Phèo với làng Vũ Đại và một số nhân vật có quan hệ trực tiếp (Bá Kiến, thị Nở). Dù là theo cách nào đi chăng nữa thì tất cả đều làm nổi bật nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật miêu tả nhân vật và ngôn ngữ truyện.
Dường như hình ảnh làng Vũ Đại được ví như một hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng ,hiện thực cuộc sống được khơi ra từ những tình huống truyện đặc sắc và những chi tiết nhỏ nhất nhưng khiến độc giả không thể bỏ qua. Truyện ngắn “Chí Phèo” mở đầu và kết thúc theo kết cấu vòng, khi mở đầu truyện với hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang thì kết thúc truyện cũng như vậy, đó là chi tiết khi biết chí phèo tự sát, Thị Nở bỗng đã nhìn ngay xuống bụng mình và lại nghĩ ngay tới hình ảnh cái lò gạch, không biết một cuộc sống sẽ bắt đầu như thế nào, kết thúc mở khiến cho độc giả có nhiều liên tưởng thú vị. Ngôn ngữ trong tác phẩm là một điều không thể bỏ qua, lời trần thuật được xáo trộn, lắp ghép, đan xen không tuân theo trình tự tuyến tính của.cốt truyện. Nam Cao dường như đã bắt đầu bằng hình ảnh Chí khật khưỡng say và vừa đi vừa chửi. Chân dung nhân vật bước đầu hiện ra với những đường nét thật ấn tượng, buộc người đọc chú ý ngay từ khi mới đặt tay lên trang giấy. Ông đã thật tài tình khi đan xen, trộn lẫn lời nhân vật và lời người kể truyện, nhiều đơn vị lời văn có thể là của nhân vật vừa là của người kể chuyện. Thông qua đây, việc sử dụng này có ý nghĩa rất lớn đến việc đi sâu vào thẻ giới nội tâm rất phức tạp và tinh tế của nhân vật. Chính bởi nhờ vậy chân dung nhân vật hiện ra hết sức chân thực và sống động.
Nội dung 3
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ về việc mỗi người cần phải hành động vì một “lối sống xanh”.
Sống Xanh là một cách sống giúp giảm việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Trái đất và gây ra ít tác động nhất với môi trường từ thói quen sinh hoạt của chúng ta.
Sống Xanh có nghĩa là đáp ứng được nhu cầu hiện tại của mà không phải hi sinh hay ảnh hưởng đến việc các thế hệ tương lai có thể sử dụng các tài nguyên. Nói cách khác là chúng ta chú trọng vào sự phát triển bền vững thay vì tập trung vào các giá trị thụ hưởng hiện tại mà quên mất những hậu quả xảy ra trong tương lai, ví dụ thay vì chúng ta sử dụng các sản phẩm từ gỗ tự nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng gỗ rừng trồng - và rừng này được quản lý chặt chẽ theo tiêu chí bền vững, nghĩa là tổng sản lượng gỗ được trồng luôn lớn hơn tổng sản lượng gỗ khai thác tại mọi thời điểm
Thực tế là bạn có thể trả tiền cho một cuộc sống xa xỉ và tiêu dùng hoang phí tài nguyên của thế giới hôm nay, nhưng thế hệ tương lai sẽ phải trả giá. Mặt khác, hầu như tất cả các hàng hóa, dịch vụ trong cuộc sống mà ta đang dùng đều không tính đến chi phí để xử lý các tác động tới môi trường từ quá trình sản xuất và tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ đó. Thế hệ tương lai sẽ phải trả các chi phí đó hoặc sẽ đến lúc không thể mua được các tài nguyên của trái đất vì chúng đã cạn kiệt, ví dụ như nước sạch.
Đừng nghĩ việc bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên là điều gì đó to tát, vĩ mô. Bạn có thể bắt đầu bằng những việc rất nhỏ, thay đổi cách sống của mình tại gia đình. Hãy suy nghĩ về những hành động liên quan đến tại gia đình, Rác thải, Nước, Năng lượng, Mua Sắm, Nhà An toàn và Sức khỏe. Hầu như bạn không cần phải đầu tư nhưng sẽ vẫn tiết kiệm được tiền cho gia đình và tiết kiệm được tài nguyên cho trái đất. Ví dụ, tắt điện khi không sử dụng, lựa chọn nhà sản xuất thân thiện với môi trường khi mua hàng, thay thế hóa chất bằng các sản phẩm tự nhiên, nấu đủ ăn, dùng các thiết bị điện đúng cách… bạn giảm việc sử dụng năng lượng, hóa chất, bảo vệ nguồn nước, hạn chế rác thải, cải thiện sức khỏe. Hay thú vị hơn, các bạn có thể tự mình thiết kế và thực hiện những đồ dùng trong gia đình cũng là một cách tránh lãng phí nguồn lực không cần thiết khi đi mua hoặc thuê người làm.
Khi Sống Xanh, phần thưởng lớn lao nhất cho bạn là sự hài lòng vì mình đã làm những hành động thiết thực, đóng góp cụ thể để duy trì tương lai của con cháu. Bạn cũng tìm được cho mình niềm tin là các thay đổi nhỏ của mỗi cá nhân có thể gộp lại, thành tác động lớn.
Nội dung 1
Trước một tác phẩm truyện, mỗi người đọc có thể có những cảm nhận, quan điểm riêng biệt, những đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó. Đến với bài nói ngày hôm nay tôi xin giới thiệu, đánh giá về nội dung, nghệ thuật truyện ngắn “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân.
Trước hết tôi sẽ trình bày lí do vì sao tôi lựa chọn tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân để giới thiệu đến các bạn. Thứ nhất, Nguyễn Tuân được đánh giá là “nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp”, ông có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với nền văn học Việt Nam. Trước cách mạng ông thoát li hiện thực, tìm về một thời vang bóng, tập “Vang bóng một thời” chính là tập truyện tiêu biểu nhất cho phong cách của ông trước cách mạng. Trong đó ta không thể không nhắc đến “Chữ người tử tù” với niềm trân trọng thú viết chữ tao nhã truyền thống. Thứ hai, truyện ngắn này được đánh giá là một tác phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ.
“Chữ người tử tù” được in trong tập “Vang bóng một thời” xuất bản năm 1940, tác phẩm khi xuất hiện trên tạp chí Tao đàn có tên “Dòng chữ cuối cùng”, sau in thành sách đổi thành “Chữ người tử tù”. Tác phẩm đã truyền tải đầy đủ tinh thần của tác giả, cũng như giá trị nhân văn của tác phẩm. “Chữ” là hiện thân của cái đẹp, cái tài sáng tạo ra cái đẹp, cần được tôn vinh, ngợi ca. “Người tử tù” là đại diện của cái xấu, cái ác, cần phải loại bỏ khỏi xã hội. Ngay từ nhan đề đã chứa đựng những mâu thuẫn gợi ra tình huống truyện éo le, gợi dậy sự tò mò của người đọc. Qua đó làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm: tôn vinh cái đẹp, cái tài, khẳng định sự bất tử của cái đẹp trong cuộc đời.
Tác phẩm có tình huống gặp gỡ hết sức độc đáo, lạ, chúng diễn ra trong hoàn cảnh nhà tù, vào những ngày cuối cùng của người tử tù Huấn Cao, một người mang chí lớn và tài năng lớn nhưng không gặp thời. Vị thế xã hội của hai nhân vật cũng có nhiều đối nghịch. Huấn Cao kẻ tử từ, muốn lật đổ trật tự xã hội đương thời. Còn quản ngục là người đứng đầu trại giam tỉnh Sơn, đại diện cho luật lệ, trật tự xã hội đương thời. Nhưng ở bình diện nghệ thuật, vị thế của họ lại đảo ngược nhau hoàn toàn: Huấn Cao là người có tài viết thư pháp, người sáng tạo ra cái đẹp, còn quản ngục là người yêu và trân trọng cái đẹp và người sáng tạo ra cái đẹp. Đó là mối quan hệ gắn bó khăng khít chặt chẽ với nhau. Với tình huống truyện đầy độc đáo, đã giúp câu chuyện phát triển logic, hợp lí đẩy lên đến cao trào. Qua đó giúp bộc lộ tính cách nhân vật và làm nổi bật chủ đề của truyện: Sự bất tử của cái đẹp, sự chiến thắng của cái đẹp. Sức mạnh cảm hóa của cái đẹp.
Nổi bật trong tác phẩm chính là Huấn Cao, người có tài viết chữ đẹp và nổi tiếng khắp nơi: “người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” tiếng tăm của ai khiến ai ai cũng biết đến. Cái tài của ông còn gắn liền với khát khao, sự nể trọng của người đời. Có được chữ của Huấn Cao là niềm mong mỏi của bất cứ ai, được treo chữ của ông trong nhà là niềm vui, niềm vinh dự lớn. Cái tài của Huấn Cao không chỉ dừng lại ở mức độ bình thường mà đã đạt đến độ phi thường, siêu phàm.
Không chỉ tài năng, vẻ đẹp của Huấn Cao còn là vẻ đẹp của thiên lương trong sáng: “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”. “Khoảnh” ở đây có thể hiểu là sự kiêu ngạo về tài năng viết chữ, bởi ông ý thức được giá trị của tài năng, luôn tôn trọng từng con chữ mình viết ra. Mỗi chữ ông viết như một món quà mà thượng đế trao cho bản thân nên chỉ có thể dùng những chữ ấy để trao cho những tấm lòng trong thiên hạ. Trong đời ông, ông không vì uy quyền mà trao chữ cho ai bao giờ: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Đặc biệt, tấm lòng thiên lương ấy còn thể hiện trong việc ông đồng ý cho chữ viên quản ngục: “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”, tấm lòng của Huấn Cao với những con người quý trọng cái đẹp, cái tài.
Ở Huấn Cao ta còn thấy được trong ông vẻ đẹp của một con người có nghĩa khí, khí phách hơn người. Ông là người giỏi chữ nghĩa nhưng không đi theo lối mòn, dám cầm đầu một cuộc đại phản, đối đầu với triều đình. Khi bị bắt ông vẫn giữ tư thế hiên ngang, trước lời đe dọa của tên lính áp giải tù, Huấn Cao không hề để tâm, coi thường, vẫn lạnh lùng chúc mũi gông đánh thuỳnh một cái xuống nền đá tảng… Khi viên quản ngục xuống tận phòng giam hỏi han ân cần, chu đáo, Huấn Cao tỏ ra khinh bạc đến điều: “Ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Vào thời điểm nhận tin dữ (ngày mai vào kính chịu án chém), Huấn Cao bình tĩnh, mỉm cười.
Và đẹp đẽ nhất là cảnh cho chữ, cả ba vẻ đẹp của ông được hội tụ và tỏa sáng. Trên tấm vải trắng còn nguyên vẹn lần hồ, chữ Huấn Cao “vuông tươi tắn” nói lên hoài bão, tung hoành của một con người có khí phách. Ông không để tâm đến mọi điều xung quanh chỉ tập trung vào việc tạo ra những nét chữ tuyệt tác. Với việc quản ngục xin chữ, Huấn Cao cũng hiểu ra tấm lòng của quản ngục, trong những giây phút cuối đời đã viết chữ dành tặng viên quản ngục, dành tặng cho tấm lòng biệt nhỡn liên tài trong thiên hạ.
Viên quản ngục là người có số phận bi kịch. Ông vốn có tính cách dịu dàng, biết trọng những người ngay thẳng, nhưng lại phải sống trong tù – môi trường chỉ có tàn nhẫn, lừa lọc. Nhân cách cao đẹp của ông đối lập với hoàn cảnh sống tù đầy, bị giam hãm. Ông tự nhận thức về ki kịch của mình, bi kịch của sự lầm đường lạc lối, nhầm nghề. Nhưng dù vậy, trong quản ngục vẫn giữ được tâm hồn cao đẹp, tâm hồn của một người nghệ sĩ. Ông khao khát có được chữ của Huấn Cao để treo trong nhà, và nếu không xin được chữ ông Huấn quả là điều đáng tiếc. Nhưng xin được chữ của Huấn Cao là điều vô cùng khó khăn: bản thân ông là quản ngục, nếu có thái độ biệt nhỡn, hay xin chữ kẻ tử tù – Huấn Cao, chắc chắn sẽ gặp tai vạ. Hơn nữa Huấn Cao vốn “khoảnh” không phải ai cũng cho chữ.
Trong những ngày cuối cùng của ông Huấn, quản ngục có hành động bất thường, biệt nhỡn với người tử tù. Cũng như Huấn Cao, vẻ đẹp tâm hồn của quản ngục được thể hiện rõ nhất ở đoạn cho chữ. Ông trân trọng, ngưỡng mộ nên đã bất chấp tất cả để tổ chức một đêm xin chữ chưa từng có. Ba con người, ba nhân cách cao đẹp chụm lại chứng kiến những nét chữ dần dần hiện ra…, viên quản ngục khúm núm cất từng đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ, với thái độ sùng kính, ngưỡng mộ cái đẹp. Trước những lời giảng giải của Huấn Cao, viên quản ngục chắp tay vái người tù một vái, “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Tác phẩm đã sáng tạo tình huống truyện vô cùng độc đáo. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, mỗi nhân vật mang một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp thiên lương, khí phách và trọng đãi người tài. Đồng thời tác phẩm cũng thành công khi Nguyễn Tuân đã gợi lên không khí cổ xưa nay chỉ còn vang bóng. Nhịp điệu câu văn chậm, thong thả, góp phần phục chế lại không khí cổ xưa của tác phẩm. Bút pháp đối lập tương phản vận dụng thành thục, tài hoa.
Qua truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm tin vào sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiên lương với cái xấu xa, tàn nhẫn. Đồng thời ông cũng thể hiện tấm lòng chân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, qua đó kín đáo bộc lộ lòng yêu nước. Với nghệ thuật xây dựng tình huống đắc sặc, ngôn ngữ tài hoa đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.
Nội dung 2
Nam Cao được biết đến là một cây bút tài hoa trên diễn đàn văn học Việt Nam, những tác phẩm ra đời mang màu sắc hiện thực sâu sắc. Những tác phẩm của ông mang cái nhìn về thời đại và cuộc sống hoàn toàn mới,cũng như hình ảnh trong các tác phẩm cũng đa dạng và phong phú,mang những mảng tính cách mà sự pha trộn sáng tối lại như được tương phản rõ rệt. Chí Phèo là một tác phẩm điển hình khi nhắc tới Nam Cao. Đây là câu chuyện về đoạn cuối cuộc đời của một con người trong xã hội thực dân phong kiến diễn ra và được ghi lại bởi Nam Cao, câu chuyện cũng gợi một những ý nghĩa nhân văn sâu sắc
Tác phẩm mở đầu thật đặc sắc và đầy ấn tượng với tiếng vừa đi vừa chửi của Chí Phèo, và xung quanh hắn chỉ có mấy con chó đứng chầu chực sủa. Ngoài mấy con chó, không có ai đáp lời hắn. Mở đầu truyện ngắn rất đỗi tài tình và tự nhiên, giống như chúng ta đang chứng kiến khung cảnh ấy vậy. Những âm thanh hay cụ thể là những tiếng chửi của Chí Phèo lại làm cho mọi thứ trở nên sống động,mọi hình ảnh như mở ra trước mắt.Có thể nói hình ảnh Chí say rượu, vừa đi vừa chửi,chửi những gì mà hắn thấy. Có lẽ, dường như mọi người ở cái làng Vũ Đại đã quen với hình ảnh này của nó, cho nên cứ khi nào hắn chửi mọi người cũng chẳng để ý và nghĩ rằng:” chắc hắn trừ mình ra”. Tới đây ắt hẳn mọi người lại ngạc nhiên tại sao hắn lại có hành động như vậy, theo thông thường người ta chửi bới khi uất ức một chuyện gì hay quá áp lực. Quả là như vậy,hắn vốn là đứa trẻ từ khi mới đẻ ra đã bị bỏ rơi trong cái lò gạch bỏ hoang, được người làng nhặt về nuôi, đi ở cho nhiều nhà khác nhau, cuối cùng đến năm 20 tuổi thì về làm canh điền cho Lí Kiến. Vì ghen tuông với sự trẻ trung lực lưỡng của hắn và vì bà Ba để ý tới hắn, nên Bá Kiến tìm cách bỏ tù hắn, để hắn không thể xuất hiện nữa. Như có một sự vô cớ, Chí Phèo vốn dĩ là một người lương thiện, nghèo đói nên đi ở, nhưng trong xã hội đó,ai có tiền có quyền người đó được làm mọi thứ, và cứ thế từ một con người lương thiện, Chí dần bị đẩy vào con đường tha hóa và lưu manh hóa.
Sau khi được thả tù, bộ dạng Chí thay đổi hẳn,với cái đầu cạo trọc và hàm răng trắng hếu, trên mặt hiện lên vết sẹo dài. Trông hắn chẳng khác gì một con quỷ, quỷ đội lốt trong hình hài của một con người. Và người hắn tìm đến đầu tiên không ai khác chính là Bá Kiến.Khi biết Chí đứng trước nhà mình vừa say vừa ăn vạ, Lí Cường ra mắng hắn,nhưng ngay sau đó,Chí Phèo đã rạch mặt, những vết máu trên khuôn mặt đầy sẹo dọc ngang nằm trước cổng nhà Bá Kiến dưới nhiều con mặt dò xét của người dân nơi đây.Khác với Lí Cường, Bá Kiến là người khôn khéo,khi thấy hình ảnh đó, quay sang Lí Cường mắng sa sả như tỏ ra nhượng bộ, rồi đỡ Chí Phèo dậy. Hắn biết tên Chí Phèo luôn luôn ưa nhẹ,lại thích được mềm mỏng nên sau đó hắn đã mời Chí vào nhà và cho ăn uống hậu hĩnh. Lần thứ hai, Chí đến nhà Bá Kiến xin đi ờ tù lần nữa vì Chí cho rằng đi tù còn có cơm ăn, ở làng mảnh đất cắm dùi cũng không có mà cái ăn cũng không, Bá Kiến lợi dùng cơ hội này nhờ hắn đi đòi nợ Đội Tảo 50 đồng và hứa sẽ,có vườn cho Chí. Sau khi Chí đã hoàn thành công việc được giao, Bá Kiến cho vài hào uống rượu và cắt cho hắn 5 sào vườn ở bãi sông. Bắt đầu từ lúc này Chí bỗng nhiên trở thành kẻ đâm thuê chém mướn, một công cụ đắc lực của Bá Kiến nhằm ức hiếp dân lành và thanh toán những kẻ có máu mặt trong làng nhưng không cùng vây cánh.
Dường như cuộc sống và con người của Chí Phèo lúc này đây đã thực sự thay đổi khi một lần trong lúc uống say ,hắn trở về túp lều ven sông định bước xuống tắm, tình cờ nhìn thấy Thị Nở đang nằm ngủ. Thị Nở được khắc họa là người nghèo rót mồng tơi, xấu ma chê quỷ hờn lại ngẩn ngơ như người đần trong cổ tích và Họ đã ăn nằm với nhau và thứ tình cảm đó đánh thức tình cảm bình thường cùng mong muốn làm một người bình thường trong Chí. Có lẽ hình ảnh bát cháo hành của Thị như liều thuốc tiên đánh thức con người lương thiện luôn giấu kín trong một bộ dạng quỷ dữ của hắn. Cái mùi cháo hành thơm kia như đã bốc lên và cử chỉ quan tâm của Thị đã khiến chí bùi ngùi và chợt nhận ra, anh muốn có một gia đình, với vợ dệt vải chồng đi làm, cứ thế cuộc sống êm đềm trôi qua. Nhưng, dường như niềm vui sướng chưa được bao lâu thì người bà cô đã khuyên Thị không nên ở với hắn,rồi Thị cũng là người duy nhất quay lưng lại với hắn thì cuối cùng cũng bỏ đi. Chiếc thang bắc cầu cho lòng lương thiện của Chí được sang bến bờ được sống như một người bình thường giờ đây hắn cũng không còn nữa. Chính vì thế,mà Chí Phèo đã mang dao tới nhà bá Kiến kết thúc đời bá Kiến và sau đó cũng tự sát, hắn không còn một lựa chọn nào khác.khi nghe được tin này, nhiều người tỏ ra hả hê, còn riêng Thị Nở lại nhìn xuống bụng và nghĩ tới cái lò gạch bỏ hoang không người qua lại.
“Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn đặc sắc mà dường như dung lượng hiện thực được phản ánh trong trạng thái dồn nén, chứa nhiều mâu thuẫn, với nhiều nhân vật, và tình huống khác nhau…tác phẩm như mang tầm vóc của một tiểu thuyết. Chúng ta có thể dễ nhận thấy và phân tích theo vấn đề ý nghĩa nhân sinh của truyện, có thể phân tích theo tuyến nhân vật, hoặc cũng có phân tích-từng mối quan hệ giữa nhân vật chính là Chí Phèo với làng Vũ Đại và một số nhân vật có quan hệ trực tiếp (Bá Kiến, thị Nở). Dù là theo cách nào đi chăng nữa thì tất cả đều làm nổi bật nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật miêu tả nhân vật và ngôn ngữ truyện.
Dường như hình ảnh làng Vũ Đại được ví như một hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng ,hiện thực cuộc sống được khơi ra từ những tình huống truyện đặc sắc và những chi tiết nhỏ nhất nhưng khiến độc giả không thể bỏ qua. Truyện ngắn “Chí Phèo” mở đầu và kết thúc theo kết cấu vòng, khi mở đầu truyện với hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang thì kết thúc truyện cũng như vậy, đó là chi tiết khi biết chí phèo tự sát, Thị Nở bỗng đã nhìn ngay xuống bụng mình và lại nghĩ ngay tới hình ảnh cái lò gạch, không biết một cuộc sống sẽ bắt đầu như thế nào, kết thúc mở khiến cho độc giả có nhiều liên tưởng thú vị. Ngôn ngữ trong tác phẩm là một điều không thể bỏ qua, lời trần thuật được xáo trộn, lắp ghép, đan xen không tuân theo trình tự tuyến tính của.cốt truyện. Nam Cao dường như đã bắt đầu bằng hình ảnh Chí khật khưỡng say và vừa đi vừa chửi. Chân dung nhân vật bước đầu hiện ra với những đường nét thật ấn tượng, buộc người đọc chú ý ngay từ khi mới đặt tay lên trang giấy. Ông đã thật tài tình khi đan xen, trộn lẫn lời nhân vật và lời người kể truyện, nhiều đơn vị lời văn có thể là của nhân vật vừa là của người kể chuyện. Thông qua đây, việc sử dụng này có ý nghĩa rất lớn đến việc đi sâu vào thẻ giới nội tâm rất phức tạp và tinh tế của nhân vật. Chính bởi nhờ vậy chân dung nhân vật hiện ra hết sức chân thực và sống động.
Nội dung 3
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ về việc mỗi người cần phải hành động vì một “lối sống xanh”.
Sống Xanh là một cách sống giúp giảm việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Trái đất và gây ra ít tác động nhất với môi trường từ thói quen sinh hoạt của chúng ta.
Sống Xanh có nghĩa là đáp ứng được nhu cầu hiện tại của mà không phải hi sinh hay ảnh hưởng đến việc các thế hệ tương lai có thể sử dụng các tài nguyên. Nói cách khác là chúng ta chú trọng vào sự phát triển bền vững thay vì tập trung vào các giá trị thụ hưởng hiện tại mà quên mất những hậu quả xảy ra trong tương lai, ví dụ thay vì chúng ta sử dụng các sản phẩm từ gỗ tự nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng gỗ rừng trồng - và rừng này được quản lý chặt chẽ theo tiêu chí bền vững, nghĩa là tổng sản lượng gỗ được trồng luôn lớn hơn tổng sản lượng gỗ khai thác tại mọi thời điểm
Thực tế là bạn có thể trả tiền cho một cuộc sống xa xỉ và tiêu dùng hoang phí tài nguyên của thế giới hôm nay, nhưng thế hệ tương lai sẽ phải trả giá. Mặt khác, hầu như tất cả các hàng hóa, dịch vụ trong cuộc sống mà ta đang dùng đều không tính đến chi phí để xử lý các tác động tới môi trường từ quá trình sản xuất và tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ đó. Thế hệ tương lai sẽ phải trả các chi phí đó hoặc sẽ đến lúc không thể mua được các tài nguyên của trái đất vì chúng đã cạn kiệt, ví dụ như nước sạch.
Đừng nghĩ việc bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên là điều gì đó to tát, vĩ mô. Bạn có thể bắt đầu bằng những việc rất nhỏ, thay đổi cách sống của mình tại gia đình. Hãy suy nghĩ về những hành động liên quan đến tại gia đình, Rác thải, Nước, Năng lượng, Mua Sắm, Nhà An toàn và Sức khỏe. Hầu như bạn không cần phải đầu tư nhưng sẽ vẫn tiết kiệm được tiền cho gia đình và tiết kiệm được tài nguyên cho trái đất. Ví dụ, tắt điện khi không sử dụng, lựa chọn nhà sản xuất thân thiện với môi trường khi mua hàng, thay thế hóa chất bằng các sản phẩm tự nhiên, nấu đủ ăn, dùng các thiết bị điện đúng cách… bạn giảm việc sử dụng năng lượng, hóa chất, bảo vệ nguồn nước, hạn chế rác thải, cải thiện sức khỏe. Hay thú vị hơn, các bạn có thể tự mình thiết kế và thực hiện những đồ dùng trong gia đình cũng là một cách tránh lãng phí nguồn lực không cần thiết khi đi mua hoặc thuê người làm.
Khi Sống Xanh, phần thưởng lớn lao nhất cho bạn là sự hài lòng vì mình đã làm những hành động thiết thực, đóng góp cụ thể để duy trì tương lai của con cháu. Bạn cũng tìm được cho mình niềm tin là các thay đổi nhỏ của mỗi cá nhân có thể gộp lại, thành tác động lớn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Huyền diệu
(Xuân Diệu)
Les parfums, les couleurs et les sons se répondent.
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn;
Như hương thấm tận qua xương tuỷ,
Âm điệu, thần tiên, thấm tận hồn.
Hãy tự buông cho khúc nhạc hường
Dẫn vào thế giới của Du Dương
Ngừng hơi thở lại, xem trong ấy
Hiển hiện hoa và phảng phất hương…
Hãy nghe lẫn lộn ghé bên tai
Giọng suối, lời chim, tiếng khóc người;
Hãy uống thơ tan trong khúc nhạc
Ngọt ngào kêu gọi thuở xa khơi…
Rồi khi khúc nhạc đã ngừng im
Hãy vẫn ngừng hơi nghe trái tim
Còn cứ run hoài, như chiếc lá
Sau khi trận gió đã im lìm.
(Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941,
NXB Văn học, Hà Nội, 2006, tr. 134)
Bạn hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ? Nhan đề ấy có ý nghĩa định hướng việc đọc tác phẩm như thế nào?
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Huyền diệu
(Xuân Diệu)
Les parfums, les couleurs et les sons se répondent.
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn;
Như hương thấm tận qua xương tuỷ,
Âm điệu, thần tiên, thấm tận hồn.
Hãy tự buông cho khúc nhạc hường
Dẫn vào thế giới của Du Dương
Ngừng hơi thở lại, xem trong ấy
Hiển hiện hoa và phảng phất hương…
Hãy nghe lẫn lộn ghé bên tai
Giọng suối, lời chim, tiếng khóc người;
Hãy uống thơ tan trong khúc nhạc
Ngọt ngào kêu gọi thuở xa khơi…
Rồi khi khúc nhạc đã ngừng im
Hãy vẫn ngừng hơi nghe trái tim
Còn cứ run hoài, như chiếc lá
Sau khi trận gió đã im lìm.
(Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941,
NXB Văn học, Hà Nội, 2006, tr. 134)
Bạn hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ? Nhan đề ấy có ý nghĩa định hướng việc đọc tác phẩm như thế nào?
Câu 2:
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về vẻ đẹp của bài thơ theo cảm nhận của bạn.
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về vẻ đẹp của bài thơ theo cảm nhận của bạn.
Câu 3:
Chỉ ra những kết hợp từ ngữ mà bạn cho là có tính chất khác thường trong bài thơ.
Chỉ ra những kết hợp từ ngữ mà bạn cho là có tính chất khác thường trong bài thơ.
Câu 4:
Nêu ấn tượng bao trùm về bài thơ và lí giải nguyên nhân đưa đến ấn tượng ấy.
Nêu ấn tượng bao trùm về bài thơ và lí giải nguyên nhân đưa đến ấn tượng ấy.
Câu 5:
Những tri thức Ngữ Văn nào đã học cần được vận dụng để việc đọc và thưởng thức bài thơ đạt hiệu quả?
Những tri thức Ngữ Văn nào đã học cần được vận dụng để việc đọc và thưởng thức bài thơ đạt hiệu quả?
Câu 7:
Chọn một trong các đề sau:
Đề 1. Để tạo nên thành công của một tác phẩm truyện, việc tác giả chọn được điểm nhìn độc đáo về đối tượng miêu tả, thể hiện giữ vai trò rất quan trọng. Hãy chọn phân tích một truyện mà bạn cho là có điểm nhìn độc đáo.
Đề 2. Giới thiệu và phân tích một bài thơ mà bạn cho là có cấu tứ độc đáo.
Đề 3. Trình bày ý kiến của bạn về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở.
Đề 4. Lập đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề bạn muốn tìm hiểu và có điều kiện thu thập tài liệu.
Chọn một trong các đề sau:
Đề 1. Để tạo nên thành công của một tác phẩm truyện, việc tác giả chọn được điểm nhìn độc đáo về đối tượng miêu tả, thể hiện giữ vai trò rất quan trọng. Hãy chọn phân tích một truyện mà bạn cho là có điểm nhìn độc đáo.
Đề 2. Giới thiệu và phân tích một bài thơ mà bạn cho là có cấu tứ độc đáo.
Đề 3. Trình bày ý kiến của bạn về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở.
Đề 4. Lập đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề bạn muốn tìm hiểu và có điều kiện thu thập tài liệu.
Câu 8:
Lập bảng thống kê các khái niệm then chốt cần dùng để đọc hiểu những văn bản trong Ngữ văn 11, tập một và giải thích ngắn gọn về từng khái niệm.
Lập bảng thống kê các khái niệm then chốt cần dùng để đọc hiểu những văn bản trong Ngữ văn 11, tập một và giải thích ngắn gọn về từng khái niệm.
Câu 9:
Tổng hợp những nội dung thực hành Tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một theo các gợi ý sau:
- Nội dung thực hành
- Khái niệm hay quy tắc cần nắm vững
- Ý nghĩa của hoạt động thực hành
Tổng hợp những nội dung thực hành Tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một theo các gợi ý sau:
- Nội dung thực hành
- Khái niệm hay quy tắc cần nắm vững
- Ý nghĩa của hoạt động thực hành
Câu 10:
Nêu tên các loại, thể loại văn bản được học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một và nhan đề văn bản đọc thuộc từng loại, thể loại ấy.
Nêu tên các loại, thể loại văn bản được học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một và nhan đề văn bản đọc thuộc từng loại, thể loại ấy.
Câu 11:
Liệt kê những kiểu bài viết đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một theo bảng gợi ý sau:
STT
Kiểu bài viết
Đề tài được gợi ý
Đề tài đã viết
Trả lời:
Liệt kê những kiểu bài viết đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một theo bảng gợi ý sau:
STT |
Kiểu bài viết |
Đề tài được gợi ý |
Đề tài đã viết |
|
|
|
|
Trả lời:
Câu 12:
Nhớ lại các nội dung của hoạt động nói và nghe đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một tên các phương diện sau:
- Tên nội dung hoạt động nói và nghe.
- Yêu cầu của hoạt động.
- Thách thức và ý nghĩa của hoạt động.
Nhớ lại các nội dung của hoạt động nói và nghe đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một tên các phương diện sau:
- Tên nội dung hoạt động nói và nghe.
- Yêu cầu của hoạt động.
- Thách thức và ý nghĩa của hoạt động.