Câu hỏi:
16/01/2025 4Dựa vào thông tin trong bài 3 và từ các nguồn tài liệu tham khảo, thực hiện những yêu cầu sau:
a. Nêu một số điểm mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển chữ quốc ngữ.
b. Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau cơ bản nhất giữa chữ quốc ngữ và chữ Nôm.
Trả lời:
a. Một số điểm mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển chữ quốc ngữ.
- Chữ quốc ngữ được hình thành từ đầu thế kỉ XVII, trong quá trình các tu sĩ Dòng Tên truyền đạo Thiên Chúa tại Việt Nam. Trong đó những người có công lớn nhất là giáo sĩ Phran-xít-xcô đờ Pi-na và giáo sĩ A-lếch-xăng đờ Rốt.
- Nhiều tri thức người Việt Nam đã có đóng góp quan trọng trong việc truyền bá, phổ biến chữ quốc ngữ thời kì đầu như: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của,…
- Sau khi ra đời, chữ quốc ngữ được chỉnh lí, thay thế dần chữ Hán và chữ Nôm; đến đầu thế kỉ XX, trở thành văn tự chính thức của quốc gia.
b. Điểm giống và khác nhau cơ bản nhất giữa chữ quốc ngữ và chữ Nôm.
|
Chữ quốc ngữ |
Chữ Nôm |
Giống nhau |
- Đều là hệ thống chữ viết dùng để ghi lại tiếng Việt. |
|
Khác nhau |
Là hệ thống chữ viết dùng chữ cái Latinh, chỉ cần học thuộc bảng chữ cái và nắm được cách ghép vần là có thể đọc được tất cả các chữ trong tiếng Việt. |
Là hệ thống chữ viết sáng tạo dựa theo kí hiệu văn tự Hán, có cấu tạo phức tạp và không có quy tắc chuẩn. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu chủ đề của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và trình bày suy nghĩ của em về chủ đề đó.
Câu 2:
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) nêu nhận xét của em về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi.
Câu 3:
Cho biết những nguyên nhân gây ra bi kịch của Vũ Nương. Nguyên nhân nào là chủ yếu?
Câu 4:
Trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, nhân vật Phan Lang được khắc họa ở những không gian, thời gian nào? Nhân vật này có vai trò gì trong truyện?
Câu 5:
Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ điệp vần trong các đoạn thơ dưới đây:
a. Rơi hoa hết mưa còn rả rích,
Càng mưa rơi càng tịch bóng dương
Bóng dương với khách tha hương
Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi
(Bích Khê, Tiếng đàn mưa)
b. Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượu lòng ta ngân nga tiếng hát…
(Tố Hữu, Mẹ Tơm)
Câu 6:
Trình bày cốt truyện và nêu bố cục của Chuyện người con gái Nam Xương.
Câu 7:
Ở phần đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật những đặc điểm gì ở nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh? Lời người kể chuyện có vai trò như thế nào trong việc khắc họa nhân vật?
Câu 8:
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết “cái bóng” trong Chuyện người con gái Nam Xương.
Câu 9:
Theo em, những cuộc tiễn đưa trong chiến tranh có gì khác biệt so với tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống?
Câu 10:
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng đàn mưa
Câu 11:
Văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt đề cập đến những điểm tương đồng và khác biệt nào giữa thể thơ song thất lục bát và thể thơ lục bát.
Câu 12:
Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ.
Câu 13:
Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ.
Câu 14:
Xác định bố cục của đoạn trích và nêu nội dung chính của từng phần bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga.
Câu 15:
Hãy chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời đối thoại của các nhân vật trong đoạn trích Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga.