Câu hỏi:

18/07/2024 127

Một bệnh nhân bị mắc bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân này cần phải sử dụng các loại kháng sinh khác nhau. Hiệu quả của kháng sinh được mô tả trong bảng sau:

Kháng sinh

A

B

C

B + C

Hiệu quả

0%

65,1%

32, 6%

93,7%

Dựa vào kết quả ở bảng trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:

1. Khả năng bệnh nhân này có thể nhiễm ít nhất mấy loại vi khuẩn? Tại sao?

2. Biết kháng sinh C có vai trò ức chế hoạt động tổng hợp protein của ribosome. Dựa vào cấu trúc tế bào vi khuẩn, hãy dự đoán nguyên nhân tại sao kháng sinh C có hiệu quả tương đối thấp?

3. Tại sao khi phối hợp hai loại kháng sinh B và C lại cho hiệu quả cao hơn so với khi sử dụng riêng lẻ?

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

1. Khả năng bệnh nhân này nhiễm ít nhất 2 loại vi khuẩn. Vì: Mỗi loại kháng sinh thường sẽ có cơ chế tác động khác nhau đến từng loại vi khuẩn mà theo như bảng trên đã sử dụng ba loại kháng sinh nhưng chỉ có 2 loại B và C có tác dụng.

2. Kháng sinh C có hiệu quả tương đối thấp vì: Kháng sinh C có vai trò ức chế hoạt động tổng hợp protein của riboxom nên để tiếp xúc với ribosome thì kháng sinh C phải được vận chuyển vào bên trong tế bào. Do màng sinh chất có tính chất thấm chọn lọc, mặt khác một số vi khuẩn còn có lớp màng ngoài ngăn cản sự xâm nhập của kháng sinh dẫn đến tỉ lệ kháng sinh được vận chuyển vào tế bào thấp kéo theo đó hiệu quả tương đối thấp.

3. Khi kết hợp 2 loại kháng sinh B và C lại cho hiệu quả cao hơn là do: Không có thuốc nào là đa năng có thể tiêu diệt được toàn bộ các loại vi khuẩn gây bệnh. Mỗi loại sẽ có một cơ chế tác dụng, dược lực nhất định với một số loại mầm bệnh. Trong trường hợp này, việc phối hợp 2 loại kháng sinh sẽ hỗ trợ tác động cho nhau nên sẽ cho hiệu quả tốt hơn dùng đơn lẻ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Ở vi khuẩn Escherichia coli (E. coli), cứ sau 20 phút tế bào sẽ phân chia một lần, từ một tế bào cho hai tế bào con. Hãy tính số lượng vi khuẩn được tạo thành sau 5 giờ, từ đó, nhận xét và giải thích về tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn E. coli.

Ở vi khuẩn Escherichia coli (E. coli), cứ sau 20 phút tế bào sẽ phân chia một lần, từ một tế bào cho hai tế bào con. Hãy tính số lượng vi (ảnh 1)

Xem đáp án » 05/07/2024 371

Câu 2:

Kích thước nhỏ đã đem lại cho tế bào nhân sơ những ưu thế gì?

Xem đáp án » 22/07/2024 216

Câu 3:

Hãy so sánh kích thước của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Hãy so sánh kích thước của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực (ảnh 1)

Xem đáp án » 21/07/2024 175

Câu 4:

Quan sát Hình 8.4, hãy cho biết sự khác nhau giữa thành tế bào của vi khuẩn Gram âm và Gram dương.

Quan sát Hình 8.4, hãy cho biết sự khác nhau giữa thành tế bào của vi khuẩn Gram âm và Gram dương (ảnh 1)

Xem đáp án » 15/07/2024 171

Câu 5:

Hãy kể tên một số bệnh do vi khuẩn gây ra và đề xuất biện pháp phòng tránh các bệnh đó.

Xem đáp án » 17/07/2024 165

Câu 6:

Tên gọi “tế bào nhân sơ” xuất phát từ đặc điểm nào của tế bào?

Xem đáp án » 18/07/2024 164

Câu 7:

Dựa vào tính kháng nguyên ở bề mặt tế bào, hãy cho biết bệnh do vi khuẩn Gram dương hay vi khuẩn Gram âm gây ra sẽ nguy hiểm hơn. Tại sao?

Xem đáp án » 22/07/2024 158

Câu 8:

Vì sao tất cả sinh vật có kích thước lớn luôn có cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào chứ không phải từ một tế bào duy nhất?

Xem đáp án » 22/07/2024 152

Câu 9:

Quan sát Hình 8.3, hãy kể tên các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ.

Quan sát Hình 8.3, hãy kể tên các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ (ảnh 1)

Xem đáp án » 23/07/2024 146

Câu 10:

Tại sao tế bào chất là nơi diễn ra quá trình tổng hợp nhiều loại protein của tế bào?

Xem đáp án » 08/07/2024 118