Câu hỏi:
13/12/2024 125Đột biến gen thường xảy ra khi
A.NST đóng xoắn
B.Dịch mã
C.ADN nhân đôi
D.Phiên mã
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Đột biến gen thường xảy ra khi ADN nhân đôi
Khi đó NST giãn xoắn,2 mạch phân tử ADN được tách ra để tổng hợp mạch mới.
- Sự đóng xoắn cực đại của NST vào kì giữa sẽ giúp cho quá trình phân li của NST về 2 cực tế bào không bị đứt gãy (tránh đột biến NST).
→ A sai
- Dịch mã là quá trình thông tin di truyền chứa trong ARN được chuyển thành trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit của prôtêin.
→ B sai
- Phiên mã là quá trình tổng hợp RNA từ mạch khuôn của gen. Trong quá trình này, trình tự các đêôxyribônuclêôtit ở mạch khuôn của gen (bản chất là DNA) được chuyển đổi (phiên) thành trình tự các ribônuclêôtit của RNA theo nguyên tắc bổ sung
→ D sai.
* Mở rộng:
Nguyên nhân và cơ chế pháp sinh đột biến gen
1. Nguyên nhân
- Do tác động lí, hóa, sinh học ở ngoại cảnh.
- Do những rối loạn sinh lí, hóa sinh trong tế bào.
2. Cơ chế phát sinh đột biến gen.
a. Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN.
- Các bazơ nitơ thường tồn tại ở 2 dạng cấu trúc: dạng thường và dạng hiếm.
+ Các dạng hiếm (hỗ biến) có những vị trí liên kết hiđrô bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng khi nhân đôi, từ đó dẫn đến phát sinh đột biến gen.
- Tác động của các tác nhân vật lí: Tia tử ngoại (UV) làm cho 2 bazơ Timin trên 1 mạch ADN liên kết với nhau làm phát sinh ĐBG.
- Tác động của các tác nhân hóa học: 5-Brôm Uraxin là đồng đẳng của Timin gây thay thế A-T → G-X.
- Tác nhân sinh học: Virut gây ra đột biến.
II: Hậu quả và vai trò của đột biến gen
1. Hậu quả của đột biến gen.
- Đột biến gen có thể gây hại, vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
- Mức độ gây hại của các alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen.
2. Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen.
- Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống, cho nghiên cứu di truyền.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Khi nói về nguyên nhân gây ra đột biến gen, có bao nhiêu tác nhân sau đây là đúng?
(1). Tia phóng xạ.
(2). Virut viêm gan B.
(3). 5 – Brôm Uraxin.
(4). Sốc nhiệt.
Câu 3:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động bình thường của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và không có lactôzơ?
Câu 4:
Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit còn số liên kết hidro của gen thì giảm?
Câu 6:
Căn cứ vào trình tự của các nuclêôtit trước và sau đột biến của đoạn gen sau, hãy cho biết dạng đột biến:
Trước đột biến: A T T G X X T X X A A G A X T
T A A X G G A G G T T X T G A
Sau đột biến : A T T G X X T A X A A G A X T
T A A X G G A T G T T X T G A
Câu 7:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nuclêôtit kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN gây đột biến thay thế cặp nuclêôtit.
II. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
III. Đột biến điểm là dạng đột biến liên quan đến một đoạn nhiễm sắc thể.
IV. Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.
V. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
VI. Hóa chất 5-brôm uraxin gây đột biến thay thế cặp G-X thành cặp A-T.
Câu 12:
Ở Người, đột biến gây biến đổi tế bào hồng cầu bình thường thành tế bào hồng cầu lưỡi liềm là dạng đột biến
Câu 13:
Tại sao dạng mất hoặc thêm một cặp nucleotit làm thay đổi nhiều nhất về cấu trúc protein?
Câu 14:
Tại sao đột biến gen có tần số thấp nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối?
Câu 15:
Dạng đột biến nào sau đây làm cho alen đột biến tăng 2 liên kết hiđrô?