Câu hỏi:

30/03/2025 13

Đóng vai nhân vật Trang trong bài “Quà sinh nhật” để nói lời cảm ơn Trinh khi nhận được món quà đặc biệt.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

* Đáp án:

Tớ rất xúc động khi nhận được món quả của Trinh. Ôi, món quà mới ý nghĩa và tuyệt vời làm sao! Tớ cảm ơn Trinh nhé!

* Kiến thức mở rộng:

LƯU Ý KHI KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO

1. Xác định vai kể

- Người kể chuyện có thể là:

+ Nhân vật chính trong câu chuyện (tôi, mình...).

+  Một nhân vật phụ chứng kiến câu chuyện.

+  Người kể chuyện ngoài cuộc (không tham gia vào câu chuyện, chỉ thuật lại sự việc).

- Tác động của việc thay đổi vai kể:

+  Nếu kể theo ngôi thứ nhất (nhân vật tự kể): Giúp câu chuyện chân thực, sinh động hơn, bộc lộ cảm xúc rõ ràng.

+  Nếu kể theo ngôi thứ ba (người ngoài cuộc kể): Câu chuyện khách quan hơn, giúp người nghe hiểu toàn bộ tình

tiết.

2. Thay đổi lời kể

-  Khi thay đổi vai kể, cần thay đổi lời kể để phù hợp với góc nhìn của nhân vật:

+  Nếu kể theo ngôi thứ nhất, sử dụng đại từ "tôi", "mình", "chúng tôi".

+  Nếu kể theo ngôi thứ ba, dùng đại từ "cậu bé", "cô bé", "anh ấy", "bà lão", "họ"...

+  Có thể thay đổi cách nhìn nhận sự việc và cảm xúc của nhân vật khi kể lại câu chuyện.

- Ví dụ:

+ Câu chuyện "Cô bé bán diêm" (Ngôi thứ ba)

"Đêm giao thừa, một cô bé nghèo ngồi co ro trên đường phố lạnh giá. Cô bé cố gắng quẹt từng que diêm để sưởi ấm

đôi tay. Trong ánh sáng le lói, cô thấy những ước mơ của mình hiện ra, nhưng rồi chúng vụt tắt trong cái lạnh giá

của đêm đông."

- Chuyển sang ngôi thứ nhất (Cô bé bán diêm tự kể)

+ "Tôi co ro ngồi trên đường phố, lạnh buốt. Bàn tay run rẩy, tôi quẹt một que diêm. Trong ánh sáng nhỏ nhoi, tôi

thấy một bàn ăn ấm áp, một cây thông Noel rực rỡ. Nhưng rồi tất cả nhanh chóng biến mất... Tôi lại chìm vào cái

lạnh vô tận của đêm đông."

- Nhận xét: Khi đổi sang ngôi thứ nhất, câu chuyện trở nên gần gũi, cảm xúc mạnh mẽ hơn vì chính nhân vật đang

kể về số phận của mình.

3. Giữ nội dung chính nhưng có thể sáng tạo thêm

-  Cốt truyện chính vẫn giữ nguyên, nhưng có thể thêm tình tiết mới để câu chuyện sinh động hơn.

-  Có thể thay đổi suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật để tạo sự mới mẻ.

-  Lời kể nên tự nhiên, phù hợp với nhân vật.

4. Sử dụng lời thoại sinh động

- Kể chuyện sáng tạo cần có nhiều lời thoại để nhân vật bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc.

- Lời thoại phải phù hợp với tính cách nhân vật.

- Ví dụ:

Lời kể đơn giản:

"Cậu bé rất sợ hãi khi đi qua khu rừng tối."

- Lời kể sáng tạo có lời thoại:

"Tim tôi đập thình thịch. Tôi thì thầm: 'Có ai ở đây không?' Nhưng chỉ có tiếng gió rít qua kẽ lá, làm tôi càng thêm

lo lắng."

- Nhận xét: Câu chuyện có lời thoại sẽ hấp dẫn hơn, giúp người nghe cảm nhận rõ cảm xúc của nhân vật.

5. Lưu ý cách diễn đạt

- Sử dụng câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

-  Tránh kể khô khan, chỉ liệt kê sự kiện.

-  Kết hợp các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa để câu chuyện sinh động.

- Ví dụ:

- Câu kể đơn giản:

"Trời mưa rất to."

- Câu kể sáng tạo:

"Những hạt mưa rơi lộp độp xuống mái nhà, như muốn nhảy múa trên những phiến ngói lạnh lẽo."

Nhận xét: Câu văn thứ hai giàu hình ảnh, giúp người đọc dễ hình dung hơn.

6. Kết bài ấn tượng

- Kết thúc câu chuyện có thể:

Mở ra một tình huống mới để người đọc suy nghĩ tiếp.

 Nêu cảm nhận của nhân vật nếu kể ở ngôi thứ nhất.

 Nhấn mạnh bài học rút ra nếu kể theo ngôi thứ ba.

- Ví dụ:
+ Cách kết truyền thống:

"Từ đó, cậu bé hiểu rằng sự chăm chỉ sẽ giúp mình đạt được ước mơ."

+ Cách kết sáng tạo:

"Tôi mỉm cười, siết chặt quyển sách trong tay. Tôi biết, con đường phía trước còn dài, nhưng tôi sẽ không bỏ cuộc!"

- Nhận xét: Cách kết thứ hai giúp câu chuyện có chiều sâu và truyền cảm hứng hơn.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tưởng tượng em được tham gia một trại hè với thiếu nhi các nước, hãy giới thiệu với các bạn về ngày tết Trung thu của thiếu nhi Việt Nam.

Ở Việt Nam, tết Trung thu là một trong những ngày hội vui nhất. Tết Trung thu thường được tổ chức vào đêm 15 tháng Tám âm lịch hằng năm (gọi là Rằm tháng Tám). Vào đêm đó, trăng rất sáng. Người ta bày cổ với bánh và các loại sản vật mùa thu như chuối, bưởi, hồng,... Vào dịp này, ở một số nơi, các bà, các cô còn thi nấu cỗ, làm bánh. Đêm Trung thu, trẻ em là những người vui nhất vì các em được rước đèn, thi đèn, được hoà vào các màn múa lân tưng bừng và rất nhiều hoạt động vui chơi thú vị khác.

HƯƠNG THẢO

Xem đáp án » 23/03/2025 1,536

Câu 2:

Kể sáng tạo câu chuyện Một sáng thu xưa (trang 65 – 66).

Xem đáp án » 23/03/2025 1,096

Câu 3:

Dựa vào các thông tin dưới đây, hãy giới thiệu về cuộc thi vẽ tranh "Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình" năm 2023:

Cuộc thi "Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình" năm 2023 đô thu hút sự tham gia của hơn 300 thiếu nhi, trong đó có thiếu nhi các nước Ấn Độ, Ca-dắc-xtan, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Mê-hi-cô, Nam Phi, Nga, Ni-giê-ri-a, Phi-lip-pin, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ... đang học tập và sinh sống tại Hà Nội. Đây là cơ hội tốt để thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước giao lưu, thúc đẩy tình hữu nghị. Trong thời gian 90 phút, các em đã sáng tác hàng trăm bức ảnh màu nước, màu sáp, màu bột, sơn dầu,... Kết thúc cuộc thi, đã có 1 giải Nhất, 5 giải Nhì, 10 giải Ba và 40 giải Khuyến khích được trao cho các hoạ sĩ nhỏ tuổi.

Xem đáp án » 23/03/2025 985

Câu 4:

Kể sáng tạo câu chuyện trong một bài đọc mà em đã học ở lớp Năm bằng cách thay đổi vai kể và phát triển câu chuyện.

Xem đáp án » 23/03/2025 909

Câu 5:

Kể sáng tạo một câu chuyện em đã đọc ở nhà về thiếu nhi.

 

Luyện tập kể chuyện sáng tạo (Thực hành viết) trang 73 lớp 5 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Xem đáp án » 23/03/2025 842

Câu 6:

Viết một đoạn văn nói lên mong muốn được sống trong hoà bình của em, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp lặp để liên kết câu. Chỉ ra biện pháp lặp trong đoạn văn của em.

Xem đáp án » 24/03/2025 799

Câu 7:

Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện ( hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc.

- 1 bài văn (hoặc 1 bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.

Xem đáp án » 23/03/2025 662

Câu 8:

Giới thiệu với bạn về một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc ở nhà về đề tài bảo vệ hoà bình.

Xem đáp án » 24/03/2025 655

Câu 9:

Báo cáo kết quả tham gia của tổ em trong cuộc thi vẽ tranh “Em yêu hoà bình" hoặc một cuộc thi khác do nhà trường phát động.

Xem đáp án » 24/03/2025 510

Câu 10:

Biểu tượng của hoà bình

Biểu tượng của hoà bình đã xuất hiện từ thời cổ đại. Theo thần thoại Hy Lạp, đó là cây ô liu – quà tặng của Nữ thần Trí Tuệ A-ten-na. Sử sách La Mã từ xưa cũng từng ghi lại chuyện một vị tướng đã cầm nhành ô liu đến gặp đối phương để giảng hoà.

Năm 1949, Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình được tổ chức ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Bức tranh chim bồ câu của hoạ sĩ nổi tiếng Pi-cát-xô gửi tặng được trân trọng treo trong hội trường và in trên áp phích của Đại hội. Từ đó, chim bồ câu được coi là loài chim tượng trưng cho hoà bình.

Tuy nhiên, hình ảnh chim bồ câu rất khó vẽ. Năm 1958, trong phong trào chống vũ khí hạt nhân ở nước Anh, hoạ sĩ Hâu-tơm đã sáng tạo ra một biểu tượng mới. Đó là một vòng tròn với các đường thẳng mô phỏng chữ N và chữ D theo hệ thống truyền tin bằng cờ. Hai chữ ấy là dạng viết tắt của các từ tiếng tiếng Anh: Nuclear Disarmament (Giải trừ Hạt nhân).

Về sau, biểu tượng của Hậu-tơm được người dân Mỹ sử dụng trong các cuộc tuần hành phản đối chiến tranh ở Việt Nam, rồi dần dần lan toả khắp nơi, trở thành một biểu tượng mới của hoàn bình thế giới.

THEO TRUNG ANH

Biểu tượng của hoà bình lớp 5 (trang 71, 72) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

 

Biểu tượng chống vũ khí hạt nhân đã trở thành biểu tượng mới của hoà bình như thế nào?

Xem đáp án » 23/03/2025 431

Câu 11:

 Viết bài văn tả một ngày nắng đẹp.

 

Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tiết 14 trang 124 Cánh diều

Xem đáp án » 27/03/2025 353

Câu 12:

Chọn 1 trong 2 đề sau, trao đổi với bạn về các thông tin cần trình bày.

Báo cáo kết quả của tổ em khi tham gia cuộc thi vẽ tranh "Em yêu hoà bình" hoặc một cuộc thi khác do nhà trường phát động.

Xem đáp án » 24/03/2025 346

Câu 13:

Báo cáo kết quả của tổ em khi tham gia một dự án học tập.

 

Luyện tập viết báo cáo công việc (Thực hành viết) trang 80 lớp 5 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Xem đáp án » 24/03/2025 312

Câu 14:

Chọn 1 trong 2 đề sau:

b) Viết đoạn văn tưởng tượng về cuộc sống ở quê hương em trong tương lai. Trang trí hoặc về minh hoạ cho bài viết.

 

Em yêu Tổ quốc trang 62 lớp 5 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Xem đáp án » 22/03/2025 243

Câu 15:

Viết đoạn văn ngắn nói về một di tích lịch sử mà em biết, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép.

Xem đáp án » 23/03/2025 193

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »