Câu hỏi:

24/07/2024 3,010

Điểm yếu cơ bản của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ do Pháp - Mĩ xây dựng là

A. Nằm cô lập giữa vùng rừng núi Tây Bắc 

Đáp án chính xác

B. Thiếu thốn về trang thiết bị kĩ thuật 

C. Cách xa hậu phương của quân Pháp 

D. Là vùng rừng núi nên khó cơ động lực lượng

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là :A

Mặc dù là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương nhưng Điện Biên Phủ lại có điểm yếu cơ bản là nằm giữa vùng rừng núi Tây Bắc, chỉ có một con đường tiếp tế duy nhất bằng đường hàng không nên dễ bị cô lập

Được Mĩ giúp sức, Na-va xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương:
+ Lực lượng đông nhất gồm 16.200 quân, đủ loại binh chủng, được bố trí thành ba phân khu với 49 cứ điểm.

+ Phân khu Bắc gồm các cứ điểm Độc Lập, Bản Kéo.

+ Phân khu Trung tâm Mường Thanh, nơi đặt cơ quan chỉ huy, tập trung 2/3 lực lượng, có sân bay và hệ thống pháo binh.

+ Phân khu Nam Hồng Cúm, có trận địa pháo, sân bay.

→ B,C,D sai

* Cuộc tiến công chiến lược Đông- xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

1. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954

a. Chủ trương của Đảng.

- Tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn kế hoạch quân sự trong Đông Xuân 1953 - 1954.

- Nhiệm vụ: tiêu diệt địch là chính.

- Phương hướng chiến lược: tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

- Phương châm: tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kì thắng không chắc thì kiên quyết không đánh.

Trong Đông – Xuân 1953 - 1954

b. Diễn biến.

- Tháng 12/1953, quân dân Việt Nam tấn công Lai Châu ⇒ Điện Biên Phủ là nơi tập trung binh lực thứ hai của Pháp.

- Tháng 12/1953, liên quân Việt – Lào tấn công Trung Lào ⇒ Xê-nô là nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp.

- Tháng 1/1954, liên quân Việt – Lào tấn công Thượng Lào ⇒ Luông Phabang là nơi tập trung binh lực thứ tư của Pháp.

Tháng 2/1954, quân dân Việt Nam tấn công Bắc Tây Nguyên ⇒ Plây-cu là nơi tập trung binh lực thứ năm của Pháp.

. Ý nghĩa, tác động.

- Kế hoạch Na-va của Pháp bước đầu bị phá sản.

- Việt Nam giành được quyền chủ động trên các chiến trường Đông Dương => Pháp lâm vào thế khó khăn.

- Tạo thế là lực cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam tiến lên.

2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

a. Hoàn cảnh lịch sử.

- Kế hoạch Na-va của Pháp và Mĩ bước đầu bị phá sản.

- Dựa vào viện trợ của Mĩ, Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành tâm điểm của kế hoạch Na-va, điểm quyết chiến chiến lược với Việt Nam.

+ Điện Biên Phủ bao gồm 49 cứ điểm, chia làm 3 phân khu: phân khu Bắc, phân khu Trung tâm và phân khu Nam.

+ Quân số của Pháp tại Điện Biên Phủ khi cao nhất lên tới 162000 tên.

- Lực lượng cách mạng của Việt Nam ngày càng lớn mạnh, trưởng thành.

b. Chủ trương của Đảng.

- Tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào.

c. Diến biến chính:

- Đợt 1, từ ngày 13/3 đến 17/3/1954: quân dân Việt Nam tiến công tiêu diệt các căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

- Đợt 2, từ ngày 30/3 đến 26/4/1954: quân dân Việt Nam tiến công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm Mường Thanh.

- Đợt 3, từ ngày 1/5 đến 7/5/1954: quân dân Việt Nam tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam.

d. Kết quả, ý nghĩa:

- Tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, loại khỏi vòng chiến đấu 16200 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, giải phóng nhiều vùng đông dân...

- Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va.

- Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam giành thắng lợi.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)

 
 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Ai là người anh hùng đã lấy thân mình chèn pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?

Xem đáp án » 23/07/2024 296

Câu 2:

Sự thay đổi chiến lược đột ngột của kế hoạch Nava được đánh dấu bằng hoạt động nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 291

Câu 3:

Tháng 9 - 1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953 - 1954 là

Xem đáp án » 23/07/2024 286

Câu 4:

Mật danh của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là

Xem đáp án » 23/07/2024 275

Câu 5:

Chiến thắng nào trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) có ý nghĩa làm xoay chuyển cục diện chiến trường Đông Dương?

Xem đáp án » 05/09/2024 265

Câu 6:

Phương châm tác chiến của ta trong Đông - xuân 1953 -1954 là gì?

Xem đáp án » 23/07/2024 255

Câu 7:

Đảng Lao động Việt Nam đề ra phương hướng chiến lược của quân dân ta trong đông xuân 1953-1954 nhằm mục đích

Xem đáp án » 23/07/2024 254

Câu 8:

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là

Xem đáp án » 23/07/2024 247

Câu 9:

Chọn và điền từ còn thiếu vào chỗ… trong nội dung sau đây: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về…. (1) mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phân sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng…(2) phân tán lực lượng trên những địa bàn…(3) mà chúng không thể bỏ”. (SGK Lịch sử lớp 12- trang 147)

Xem đáp án » 23/07/2024 222

Câu 10:

Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến cuộc Đông - xuân 1953 - 1954 của quân và dân ta là

Xem đáp án » 23/07/2024 220

Câu 11:

Các chiến dịch Việt Bắc (thu - đông 1947), Biên giới (thu - đông 1950) và Điện Biên Phủ (1954) của quân dân Việt Nam có điểm chung nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 205

Câu 12:

Từ cuối 1953 đến đầu 1954, khối cơ động chiến lược của quân Pháp đã bị phân tán ra những vị trí nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 192

Câu 13:

Những câu thơ sau gợi cho anh (chị) nhớ đến chiến thắng lịch sử nào của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?

“Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

 Máu trộn bùn non 

Gan không núng

 

Chí không mòn!”

Xem đáp án » 23/07/2024 190

Câu 14:

Phương châm tác chiến của Bộ chính trị Trung ương Đảng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là

Xem đáp án » 23/07/2024 174

Câu 15:

Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa

Xem đáp án » 23/07/2024 171

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »