Câu hỏi:

28/10/2024 124

Điểm hạn chế từ những quyết định của hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế

B. Chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, chỉ phục vụ lợi ích của các cường quốc thắng trận

Đáp án chính xác

C. Quá khắc nghiệt với các nước thua trận

D. Là tiền đề dẫn tới hình thành cục diện “Chiến tranh lạnh” sau này

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Hệ quả của hội nghị Ianta bao gồm:

- Đặt nền tảng cho việc thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai….

- Sự nhất trí giữa 5 cường quốc; Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc sẽ hạn chế sự thao tứng hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản với các tổ chức quốc tế.

- Thỏa thuân việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít  và phạm vi ảnh hưởng của nó dẫn đến sự ảnh hưởng của Liên Xô và Mỹ ở châu Âu và châu Á.

- Những quyết định của Hội nghị chỉ là sự thỏa thuận của Liên Xô, Mỹ và Anh nhưng ảnh hưởng đến việc giải quyết các vấn đề của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Một trật tự thế giới mới được hình thành trên khuôn khổ của những thỏa thuận tại hội nghị này, được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”.

=> Như vậy, những quyết định của Hội nghị Ianta chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, chủ yếu mang lại lợi ích cho các nước thắng trận=> A, C, D sai

*Tìm hiểu thêm: "SỰ HÌNH THÀNH HAI HỆ THỐNG ĐỐI LẬP"

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, diễn ra nhiều sự kiện quan trọng với xu hướng hình thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa:

- Thứ nhất: Sự hình thành của hai nhà nước ở Đức với hai chế độ chính trị khác nhau vào năm 1949.

+ Tháng 9/1949, Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập – đi theo con đường TBCN.

+ Tháng 10/1949, Cộng hòa dân chủ Đức ra đời – đi theo con đường XHCN.

- Thứ hai: Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu và mối quan hệ giữa Liên Xô – các nước Đông Âu ngày càng được củng cố

→ Hệ thống XHCN được hình thành.

- Thứ ba: Mĩ thực hiện kế hoạch Mác-san nhằm mục đích lôi kéo, khống chế các nước Tây Âu vào khối liên minh chống Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới.

⇒ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở châu Âu đã xuất hiện sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa hai khối nước: Tây Âu TBCN và Đông Âu XHCN.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đáp án nào đúng nhất khi kể tên một số tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc?

Xem đáp án » 21/07/2024 278

Câu 2:

Việt Nam từ khi gia nhập Liên hợp quốc đã có những đóng góp vào việc

Xem đáp án » 29/09/2024 213

Câu 3:

Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ vai trò của Liên hợp quốc hiện nay?

Xem đáp án » 17/07/2024 178

Câu 4:

Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án » 17/08/2024 144

Câu 5:

Nội dung nào gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta?

Xem đáp án » 17/07/2024 139

Câu 6:

Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Việt Nam cần vận dụng triệt để nguyên tắc nào của Liên Hợp Quốc

Xem đáp án » 17/07/2024 132

Câu 7:

Cho đoạn dữ liệu sau:

“Hiến chương của Liên hợp quốc nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ (….) giữa các dân tộc và tiến hành (….) quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc (…) và quyền (…..) của các dân tộc”

Chọn các cụm từ thích hợp nhất để điền vào những (….) trong đoạn dữ liệu theo thứ tự lần lượt là

Xem đáp án » 17/07/2024 125

Câu 8:

Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian

1. Hội nghị Pốtxđam được tổ chức tại Đức.

2. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.

3. Hội nghị Ianta được triệu tập.

4. Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Xan Phranxixcô

Xem đáp án » 20/07/2024 119

Câu 9:

Vai trò của Liên hợp quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện này là gì?

Xem đáp án » 17/07/2024 103

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »