Câu hỏi:
23/07/2024 170Điểm hạn chế trong phong trào dân tộc dân chủ của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam những năm 1919– 1925 là gì?
A. Chỉ giới hạn trong hình thức đấu tranh nghị trường
B. Hoạt động đấu tranh còn mang tính thỏa hiệp, cải lương
C. Đấu tranh giới hạn trong phạm vi một ngành, một địa phương
D. Hoạt động còn nặng về đấu tranh đòi quyền lợi chính trị
Trả lời:
Cách giải:
Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam bị tư bản Pháp chèn ép gay gắt nên cũng cố vương lên đấu tranh chống lại chúng mong có được một số quyền lợi về kinh tế và chính trị. Họ đã tổ chức phong trào “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa” (1919), chống độc quyền thương cảng Sài Gòn, chống độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp (1923)…Cùng với những hoạt động kinh tế, giai cấp tư sản đã dùng báo chí để bênh vực quyền lợi của mình. Một số nhà tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì (đại diên là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long…) tổ chức Đảng Lập hiến, tập hợp lực lượng, rồi đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng làm áp lực với Pháp. Nhưng khi được thực dân Pháp nhượng bộ cho ít quyền lợi (như tham gia Hội đồng quản hạt Nam Kì) thì họ lại thỏa hiệp với chúng và dễ dàng bị phong trào quần chúng vượt qua. Điều này là do hạn chế bởi “tính chất hai mặt”, cải lương, dễ thỏa hiệp của tư sản dân tộc Việt Nam.
Chọn đáp án: B
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ thực hiện một thủ đoạn mới nào sau đây?
Câu 2:
Trong những năm 90 của thế kỷ XX, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu có sự điều chỉnh quan trọng do
Câu 3:
Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 – 1975) kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao trên bàn đàm phán
Câu 4:
Việc Mĩ đồng ý với Pháp thực hiện kế hoạch Rơve năm 1949 là mốc mở đầu cho
Câu 5:
Cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN
Câu 6:
“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do và độc lập ấy”. Đoạn tư liệu trên được trích trong văn kiện nào?
Câu 9:
Sự kiện đánh dấu bước đầu thắng thế của khuynh hướng vô sản trước khuynh hướng tư sản là
Câu 10:
Tại sao Pháp cố gắng xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương?
Câu 11:
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự hại cực Ianta tan rã (1991), mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mĩ là
Câu 13:
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của
Câu 14:
Quá trình mở rộng thành viên từ 5 nước sáng lập thành ASEAN ra toàn Đông Nam Á không gặp phải trở ngại nào dưới đây?
Câu 15:
Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng những biến đổi về chính trị ở khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?