Câu hỏi:
10/01/2025 185Để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kêu gọi
A. nhân dân thực hiện phong trào tăng gia sản xuất
B. tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân
C. nhân dân cả nước thực hiện “Ngày đồng tâm”
D. cải cách ruộng đát và thực hành tiết kiệm
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân.
Để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước, hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng”
B đúng
- A sai vì phong trào tăng gia sản xuất chủ yếu nhằm cải thiện tình hình cung cấp lương thực và thực phẩm cho nhân dân, trong khi việc khắc phục khó khăn tài chính sau Cách mạng tháng Tám yêu cầu các nguồn lực tài chính trực tiếp, nên Chính phủ kêu gọi đóng góp tài chính và tài sản từ dân.
- C sai vì là để khuyến khích tinh thần đoàn kết và đồng lòng trong việc phát triển các hoạt động cộng đồng và xây dựng cơ sở hạ tầng, trong khi khắc phục tình trạng khó khăn tài chính yêu cầu các đóng góp tài chính trực tiếp từ nhân dân.
- D sai vì cần các nguồn lực tài chính trực tiếp để giải quyết vấn đề ngân sách khẩn cấp của Chính phủ.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp khó khăn về tài chính do nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh và thiếu hụt nguồn lực. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân qua các phong trào “Tuần lễ vàng” và “Ngày vàng”. Nhân dân được khuyến khích đóng góp tiền bạc, vàng bạc và tài sản quý giá để hỗ trợ ngân sách quốc gia, xây dựng cơ sở hạ tầng và chi trả các chi phí khẩn cấp. Những đóng góp này không chỉ giúp cải thiện tình hình tài chính mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết và sự chung tay của toàn dân trong công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh.
* Mở rộng:
I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
1. Khó khăn:
Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với 3 khó khăn lớn.
* Thứ nhất: Chính quyền cách mạng mới ra đời, chưa được củng cố; lực lượng vũ trang còn non yếu, thiếu kinh nghiệm chiến đấu, nhưng đang phải đối mặt với âm mưu, thủ đoạn của nhiều kẻ thù.
* Thứ hai: giặc ngoại xâm và nội phản.
- Quân đội của các thế lực đế quốc và phản động quốc tế trong phe Đồng minh, dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, đã kéo vào nước ta với những âm mưu rất thâm độc:
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: hơn 1 vạn quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Trên cả nước lúc đó vẫn còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp.
* Thứ ba: những di hại, tàn dư của chế độ cũ để lại rất nặng nề.
- Nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thiên tai liên tiếp làm cho nạn đói thêm trầm trọng; hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn,...
- Ngân sách nhà nước trống rỗng, kho bạc nhà nước chỉ còn hơn 1.2 triệu đồng. Nhà nước cách mạng chưa kiểm soát được ngân hàng Đông Dương,...
- Hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, cờ bạc, nghiện hút,.. tràn lan.
⇒ Những khó khăn trên là rất lớn, trực tiếp đe dọa đến cách mạng Việt Nam, đặt Việt Nam trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
2. Thuận lợi.
- Nhân dân giành được quyền làm chủ, phấn khởi, gắn bó với chế độ mới.
- Cách mạng Việt Nam có Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
- Trên thế giới: phong trào cách mạng giải phóng dân tộc dâng cao ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc; hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành ở châu; phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển ở các nước tư bản.
⇒ Thuận lợi là rất cơ bản.
II. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, GIẢI QUYẾT NẠN ĐÓI, NẠN DỐT VÀ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH.
1. Xây dựng chính quyền cách mạng
- Thực hiện Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước.
+ Ngày 8/9/1945, Chính phủ lâm thời công bố lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước.
+ Ngày 6/1/1946, hơn 90% cử tri trong cả nước đi bỏ phiếu, bầu 333 đại biểu khắp Bắc – Trung – Nam, tượng trưng cho khối vào Quốc hội.
- Ngày 3/2/1946, Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên: xác nhận thành tích của Chính phủ lâm thời trong những ngày đầu xây dựng chế độ mới; hành lập chính phủ kháng chiến; bầu Ban dự thảo Hiến pháp.
- Sau bầu cử Quốc hội, các địa phương bầu cử Hội đồng nhân dân theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
- Tháng 11/1946, Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được quốc hội thông qua.
- 22/5/1946, Quân độ quốc gia Việt Nam được thành lập.
2. Giải quyết nạn đói
* Biện pháp giải quyết:
- Biện pháp cấp thời: tổ chức quyên góp, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương trong cả nước; nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ, không dùng gạo, ngô để nấu rượu; lập “hũ gạo cứu đói”, tổ chức “ngày đồng tâm”,...
- Biện pháp lâu dài: đẩy mạnh tăng gia sản xuất; tịch thu ruộng đất của Việt gian, đế quốc chia cho dân cày nghèo, thực hiện giảm tô, giảm thuế.
* Kết quả thực hiện: nạn đói nhanh chóng được đẩy lùi.
3. Giải quyết nạn dốt
* Biện pháp giải quyết: - Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp Bình dân học vụ - Xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học theo hướng dân tộc và dân chủ. * Kết quả thực hiện: - Từ tháng 9/1945 - tháng 9/1946, trên toàn quốc có 76000 lớp học, xóa mù chữ cho 2.5 triệu người. - Trường học các cấp phổ thông và đại học sớm được khai giảng trở lại để đào tạo những công dân và cán bộ có năng lực phụng sự Tổ quốc.
4. Giải quyết khó khăn về tài chính
* Biện pháp giải quyết:
- Biện pháp cấp thời: kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân (vận động xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng”,...).
- Biện pháp lâu dài: phát hành và lưu hành tiền giấy, xây dựng nền tài chính độc lập.
* Kết quả thực hiện:
- Nhân dân tự nguyện đóng góp 370 kilôgam vàng, 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập”, 40 triệu đồng vào “Quỹ đảm phụ quốc phòng”.
- Ngày 31/1/1946, Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam và đến ngày 23/11/1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là
Câu 2:
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2 – 1951) là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng và là
Câu 3:
Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có mối quan hệ như thé nào?
Câu 4:
Kết quả cuộc đấu tranh dành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ
Câu 6:
Nguyên nhân quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là
Câu 7:
Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam sau khi
Câu 8:
Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945 là do
Câu 9:
Ngày 12/4/1944, Hồ Chí Minh viết: “Cuộc kháng chiên của ta lag một cuộc kháng chiến toàn dân nên phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân”. Cuộc kháng chiến trên đây diễn ra trong bối cảnh nào?
Câu 11:
“Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?
Câu 12:
Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 13:
Ý nào dưới đây không phải là yếu tố chủ quan đảm bảo cho khởi nghĩa Yên Thế tồn tại trong thời gian dài
Câu 14:
Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 của quân dân Việt Nam về
Câu 15:
“ Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng” (Nguyễn Ái Quốc). Câu nói trên thể hiện điều gì?