Câu hỏi:
24/07/2024 266Để giảm thiểu tình trạng thoái hóa đất, chúng ta không nên áp dụng biện pháp nào sau đây?
A. Lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.
B. Trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
C. Củng cố và hoàn thiện hệ thống các đê ven biển.
D. Bổ sung các chất hữu cơ cho đất.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
- Việc lạm dụng (sử dụng quá mức) thuốc trừ sâu và phân bón hóa học là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa đất.
A đúng.
- Diện tích đất bị thoái hoá ở Việt Nam chiếm khoảng 30% diện tích cả nước, tức khoảng 10 triệu ha. Vì vậy, cần áp dụng các biện pháp sau để giảm thoái hóa đất như:
+ Trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Việc làm này sẽ tránh được việc xói mòn, rửa trôi đất.
Loại B.
+ Củng cố và hoàn thiện hệ thống các đê ven biển. Việc làm này sẽ tránh được đất ở cửa sông, ven biển bị nhiễm mặn, nhiễm phèn.
Loại C.
+ Bổ sung các chất hữu cơ cho đất. Việc làm này sẽ giúp tăng hàm lượng dinh dưỡng cho đất.
Loại D.
* Tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất
- Diện tích đất bị thoái hoá ở Việt Nam chiếm khoảng 30% diện tích cả nước, tức khoảng 10 triệu ha.
- Nhiều biểu hiện của thoái hóa đất ở Việt Nam:
+ Đất ở trung du và miền núi bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu, trở nên khô cằn, nghèo dinh dưỡng; nguy cơ hoang mạc hoá có thể xảy ra ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Đất ở vùng cửa sông, ven biển bị suy thoái do nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng. Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng tăng.
+ Thoái hoá đất ở Việt Nam do nguyên nhân tự nhiên và tác động của con người.
- Nguyên nhân tự nhiên:
+ 3/4 diện tích đất ở vùng đồi núi, lượng mưa lớn và tập trung theo mùa gây xói mòn, rửa trái đất.
- Biến đổi khí hậu, hạn hán, ngập lụt, nước biển dâng làm đất bị thoái hoá.
- Nguyên nhân do con người:
+ Phá rừng lấy gỗ, đốt rừng làm nương rẫy gây xói mòn và rửa trôi đất.
+ Lạm dụng chất hoá học trong sản xuất, không cải tạo đất dẫn đến thoái hoá đất.
- Để giảm thoái hoá đất và bảo vệ môi trường đất, có thể thực hiện các biện pháp như:
+ Bảo vệ và trồng rừng, trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi để hạn chế xói mòn đất.
+ Củng cố và hoàn thiện hệ thống đê, hệ thống thuỷ lợi để duy trì nước ngọt, hạn chế khô hạn, mặn hoả, phèn hoá.
+ Bổ sung phân hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng và tăng độ phì nhiều của đất.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Quá trình tích lũy ôxít sắt, ôxít nhôm được tăng cường sẽ hình thành loại đá nào sau đây?
Câu 4:
Đất tơi xốp giữ nước tốt thích hợp nhất với loại cây nào dưới đây?
Câu 5:
Ở nước ta, loại đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
Câu 9:
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa đất ở Việt Nam?
Câu 10:
Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây của nước ta?
Câu 12:
Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho việc
Câu 13:
Đất feralit hình thành trên loại đá nào sau đây ở nước ta giàu chất dinh dưỡng và tơi xốp?