Câu hỏi:

02/09/2024 611

Đâu không phải là nguyên nhân bùng nổ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam? 

A. Hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933

Đáp án chính xác

B. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền lên cầm quyền ở Pháp (tháng 6/1936)

C. Sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản với phong trào cách mạng thế giới

D. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 7/1936)

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : A

- Hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, không phải là nguyên nhân bùng nổ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam

 Vì cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 tác động trực tiếp đối với các nước tư bản còn Việt Nam chịu ảnh hưởng gián tiếp từ cuộc khủng hoảng này.

- B, C, D loại vì nội dung của các phương án này là nguyên nhân bùng nổ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam. 

→ A đúng,B,C,D sai.

* PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939

1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1936)

a. Hoàn cảnh triệu tập:

- Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ chiến tranh thế giới đang đến gần.

- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7/1935) đã quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng: xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít.

- Ở Pháp, tháng 6/1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa.

- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) cùng với chính sách của bọn cầm quyền phản động Pháp đã làm cho đời sống nhân dân Việt Nam càng đói khổ, ngột ngạt...

⇒ Tháng 7/1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Thượng Hải do Lê Hồng Phong chủ trì.

b. Những quyết định quan trọng của hội nghị.

- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương: chống đế quốc và chống phong kiến.

- Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là: đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

- Phương phát đấu tranh: kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

- Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

c. Ý nghĩa:

- Đưa cách mạng Đông Dương chuyển lên một cao trào đấu tranh mới.

- Nghị quyết Hội nghị chứng tỏ sự trưởng thành của Đảng trong việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và Nghị quyết của Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản vào điều kiện cụ thể của Đông Dương.

d. Sự phát triển, hoàn thiện của đường lối đấu tranh.

- Chủ trương, đường lối đấu tranh cách mạng tiếp tục được bổ sung, phát triển qua các khì Hội nghị Trung ương vào năm 1937, 1938.

- Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3/1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.

2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu.

a. Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.

- Phong trào Đông Dương đại hội (giữa năm 1936).

- Phong trào đón rước phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới của xứ Đông Dương (đầu năm 1937).

- Tổng bãi công của công nhân công ty Hòn Gai (11/1936) và cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi – Vinh (7/1937).

- Cuộc mít tinh của hơn 2.5 vạn người tại Khu Đấu xảo (Hà Nội, 1/5/1938).

b. Đấu tranh nghị trường

- Đảng vận động để đưa người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra ứng cử vào Viện Dân biểu Trung Kì (1937), Viện Dân biểu Bắc Kì (1939), nhằm mục đích:

+ Mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ.

+ Vạch trần chính sách phản động của bọn thực dân và tay sai.

+ Bênh vực quyền lợi của nhân dân lao động.

c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.

- Đảng đã xuất bản nhiều tờ báo công khai, như: Tiền Phong, Dân chúng, Tin tức,...

- Xuất bản nhiều sách chính trị - lí luận, các tác phẩm văn học hiện thực phê phán, thơ cách mạng,...

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Định ước Henxinki (1975) được kí kết giữa 33 nước châu Âu, Mỹ, Canađa nhằm mục đích gì?

Xem đáp án » 28/10/2024 6,917

Câu 2:

Đâu là căn cứ cách mạng đầu tiên của Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945?

Xem đáp án » 20/07/2024 1,329

Câu 3:

Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), phạm vi nào không thuộc ảnh hưởng của Liên Xô? 

Xem đáp án » 29/09/2024 1,167

Câu 4:

Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu tiêu biểu nào về khoa học – kĩ thuật? 

Xem đáp án » 23/07/2024 725

Câu 5:

Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là 

Xem đáp án » 21/07/2024 643

Câu 6:

Để giải quyết căn bản nạn đói sau Cách mạng tháng Tám, biện pháp hàng đầu là 

Xem đáp án » 20/11/2024 602

Câu 7:

Phong trào Cần Vương (1885-1896) chấm dứt đánh dấu bằng sự thất bại của cuộc khởi nghĩa 

Xem đáp án » 20/07/2024 469

Câu 8:

Đặc điểm cơ bản của phong trào công nhân giai đoạn 1919-1925 là gì? 

Xem đáp án » 16/08/2024 406

Câu 9:

Thực tiễn về mối quan hệ giữa những điều kiện bùng nổ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 cho thấy biện pháp quyết định để Việt Nam hội nhập quốc tế thành công là phải 

Xem đáp án » 20/07/2024 335

Câu 10:

Một điểm độc đáo của Cương lĩnh Chính trị ( đầu năm 1930) so với Luận cương chính trị (10/1930) là 

Xem đáp án » 23/07/2024 299

Câu 11:

Ý nghĩa lớn nhất của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới đến đầu năm 1930 là 

Xem đáp án » 20/07/2024 274

Câu 12:

Cuộc cách mạng nào sau đây giúp Ấn Độ vươn lên trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới? 

Xem đáp án » 11/11/2024 265

Câu 13:

Ngày 19/8/1945, nhân dân ta đã giành được chính quyền ở 

Xem đáp án » 20/07/2024 262

Câu 14:

Điểm tương đồng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là đều 

Xem đáp án » 20/07/2024 248

Câu 15:

Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, khó khăn lớn nhất của Việt Nam là

Xem đáp án » 22/07/2024 247

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »