Câu hỏi:

16/08/2024 407

Đặc điểm cơ bản của phong trào công nhân giai đoạn 1919-1925 là gì? 

A. Phong trào diễn ra ngày càng nhiều hơn nhưng còn lẻ tẻ, tự phát

Đáp án chính xác

B. Đã vượt ra khỏi phạm vi một nhà máy và đã có sự liên kết thành một phong trào chung

C. Giai cấp công nhân tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng

D. Phong trào ngày càng có tổ chức, ý thức chính trị tăng lên rõ rệt

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án A

A chọn vì trong giai đoạn 1919 – 1925, phong trào công nhân ở Việt Nam diễn ra ngày càng nhiều hơn nhưng còn lẻ tẻ, tự phát. Phải đến cuộc bãi công Ba Son tháng 8/1925 thì mới đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác.

B loại vì trong giai đoạn 1919 – 1925, phong trào công nhân chưa có sự liên kết thành một phong trào chung.

C loại vì đây không phải là đặc điểm của phong trào công nhân giai đoạn 1919 – 1925.

D loại vì trong giai đoạn 1919 – 1925, phong trào công nhân chưa có tổ chức chính trị thống nhất và ý thức chính trị chỉ được đánh dấu bước đầu với cuộc bãi công Ba Son.

* Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản, công nhân ở Việt Nam sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất

a. Hoạt động của tư sản

- Năm 1919, tổ chức tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt dùng hàng Việt Nam.

- Năm 1923, đấu tranh chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp.

- Thành lập các tổ chức chính trị nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh:

+ Đảng Lập hiến (do Bùi Quang Chiêu đứng đầu)

+ Nhóm Nam Phong (Phạm Quỳnh đứng đầu), nhóm Trung Bắc tân văn (Nguyễn Văn Vĩnh đứng đầu).

- Sử dụng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ nhằm tập hợp lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng để làm áp lực đối với Pháp.

Nhận xét: Các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản còn nặng về mục tiêu kinh tế; Thái độ đấu tranh không kiên định, dễ đi đến thỏa hiệp khi thực dân Pháp nhượng bộ quyền lợi.

b. Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản:

- Thành lập các tổ chức chính trị để tập hợp lực lượng đấu tranh: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng Thanh niên,...

- Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ như: Cường học thư xã, Nam đồng thư xã, Quan hải tùng thư;

- Xuất bản nhiều tờ báo tuyên truyền những tư tưởng tiến bộ như: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê..

- Một số hoạt động đấu tranh khác:

+ Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu (1925).

+ Lễ truy điệu, để tang cụ Phan Châu Trinh (1926),...

Nhận xét: diễn ra sôi nổi nhưng bồng bột nhất thời, dễ bị tan vỡ khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc được nhượng bộ.

c. Phong trào công nhân.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân Việt Nam phát triển lên một bước cao hơn:

- Hình thức đấu tranh chuyển từ đập phá máy móc, đốt công xưởng,... sang bãi công.

- Xuất hiện một số tổ chức chính trị đầu tiên của giai cấp vô sản, như: Công hội (1920), Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông (1921),...

- Tháng 8/1925, cuộc bãi công của công nhân Ba Son giành thắng lợi. => Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân – công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Giải Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào Dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Định ước Henxinki (1975) được kí kết giữa 33 nước châu Âu, Mỹ, Canađa nhằm mục đích gì?

Xem đáp án » 28/10/2024 6,918

Câu 2:

Đâu là căn cứ cách mạng đầu tiên của Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945?

Xem đáp án » 20/07/2024 1,329

Câu 3:

Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), phạm vi nào không thuộc ảnh hưởng của Liên Xô? 

Xem đáp án » 29/09/2024 1,167

Câu 4:

Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu tiêu biểu nào về khoa học – kĩ thuật? 

Xem đáp án » 23/07/2024 725

Câu 5:

Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là 

Xem đáp án » 21/07/2024 644

Câu 6:

Đâu không phải là nguyên nhân bùng nổ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam? 

Xem đáp án » 02/09/2024 611

Câu 7:

Để giải quyết căn bản nạn đói sau Cách mạng tháng Tám, biện pháp hàng đầu là 

Xem đáp án » 20/11/2024 603

Câu 8:

Phong trào Cần Vương (1885-1896) chấm dứt đánh dấu bằng sự thất bại của cuộc khởi nghĩa 

Xem đáp án » 20/07/2024 469

Câu 9:

Thực tiễn về mối quan hệ giữa những điều kiện bùng nổ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 cho thấy biện pháp quyết định để Việt Nam hội nhập quốc tế thành công là phải 

Xem đáp án » 20/07/2024 335

Câu 10:

Một điểm độc đáo của Cương lĩnh Chính trị ( đầu năm 1930) so với Luận cương chính trị (10/1930) là 

Xem đáp án » 23/07/2024 300

Câu 11:

Ý nghĩa lớn nhất của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới đến đầu năm 1930 là 

Xem đáp án » 20/07/2024 274

Câu 12:

Cuộc cách mạng nào sau đây giúp Ấn Độ vươn lên trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới? 

Xem đáp án » 11/11/2024 265

Câu 13:

Ngày 19/8/1945, nhân dân ta đã giành được chính quyền ở 

Xem đáp án » 20/07/2024 263

Câu 14:

Điểm tương đồng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là đều 

Xem đáp án » 20/07/2024 249

Câu 15:

Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, khó khăn lớn nhất của Việt Nam là

Xem đáp án » 22/07/2024 247

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »