Câu hỏi:
17/08/2024 239
Đặc điểm phân bố dân cư Trung Quốc là
Đặc điểm phân bố dân cư Trung Quốc là
A. dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền núi.
B. dân cư phân bố đều khắp lãnh thổ, ở mọi dạng địa hình.
C. dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Tây.
D. dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở miền Đông.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Dân cư Trung Quốc phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ (là nơi có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển với nhiều trung tâm công nghiệp).
D đúng
- A sai vì dân cư Trung Quốc chủ yếu tập trung ở các đồng bằng và khu vực ven biển, chứ không phải ở miền núi. Miền núi thường có mật độ dân cư thấp do điều kiện địa lý khó khăn.
- B sai vì các khu vực này có điều kiện sống thuận lợi hơn so với miền núi và cao nguyên.
- C sai vì dân cư Trung Quốc chủ yếu tập trung ở miền Đông và các đồng bằng, chứ không phải ở miền Tây. Miền Tây có mật độ dân cư thấp hơn do điều kiện địa lý và khí hậu không thuận lợi.
*) Dân cư
- Quy mô dân số: số dân đông nhất thế giới, năm 2020 là 1,43 tỉ người, chiếm khoảng 18 % dân số thế giới.
- Cơ cấu dân số: trong cơ cấu dân số theo tuổi: số dân ở nhóm 0 - 14 tuổi chiếm 18,0 %; nhóm 15 - 64 tuổi chiếm 69,0 %; nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 13,0 % (năm 2020).
=> Số dân đông là nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như: giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao mức sống cho người dân,...
- Tỉ lệ gia tăng dân số: do thực hiện chính sách dân số sinh một con trong thời gian dài nên Trung Quốc có tỉ lệ gia tăng dân số giảm khá nhanh. Đồng thời, chính sách này cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp.
- Mật độ dân số:
+ Mật độ dân số trung bình khoảng 150 người/km2 (năm 2020).
+ Dân cư phân bố rất chênh lệch, tập trung chủ yếu ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây.
=> Đây là một trong những nhân tố tạo nên sự khác nhau trong phát triển kinh tế xã hội ở hai miền và ảnh hưởng tới việc khai thác tài nguyên ở miền Tây.
- Đô thị hóa:
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, đạt 61,4% (năm 2022).
+ Có nhiều đô thị đông dân như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu,...
- Thành phần dân tộc: Trung Quốc có 56 dân tộc, trong đó người Hán đông nhất (gần 92%). riêng, có kinh nghiệm và phương thức sản xuất khác nhau.
=> Điều này đã tạo cho Trung Quốc có nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc, song cũng nảy sinh một số vấn đề về xã hội và quản lí cần phải giải quyết.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc
Giải Địa lí 11 Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Với đặc điểm đặc điểm lãnh thổ rộng lớn và giáp 14 quốc gia, Trung Quốc có thuận lợi cơ bản nào sau đây về mặt kinh tế - xã hội?
Với đặc điểm đặc điểm lãnh thổ rộng lớn và giáp 14 quốc gia, Trung Quốc có thuận lợi cơ bản nào sau đây về mặt kinh tế - xã hội?
Câu 2:
Nhận xét nào sau đây không đúng với thuận lợi của đặc điểm tự nhiên miền Đông Trung Quốc?
Nhận xét nào sau đây không đúng với thuận lợi của đặc điểm tự nhiên miền Đông Trung Quốc?
Câu 5:
Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn do
Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn do
Câu 6:
Nhận xét nào sau đây không đúng về sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?
Nhận xét nào sau đây không đúng về sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?
Câu 7:
Các kiểu khí hậu nào sau đây chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?
Các kiểu khí hậu nào sau đây chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?
Câu 10:
Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?
Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?
Câu 11:
Dẫn chứng nào sau đây chứng minh Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc?
Dẫn chứng nào sau đây chứng minh Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc?