Câu hỏi:
11/12/2024 147Đặc điểm chung của quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là
A. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN của nhiễm sắc thể.
B. đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung
C. đều có sự tham gia của ADN pôlimeraza
D. đều diễn ra trên cả hai mạch của gen
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Đặc điểm chung của quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung
+ NTBS trong tái bản là A = T, G = X
+ NTBS trong phiên mã là: Agốc/gen bổ sung Umôi trường để tổng hợp mARN
Tgốc bổ sung với Amôi trường để tổng hợp mARN
Ggốc bổ sung với Xmôi trường để tổng hợp mARN
Xgốc bổ sung với Gmôi trường để tổng hợp mARN
- A và D đều sai. Vì quá trình phiên mã chỉ diễn ra trên một mạch ở những gen nhất định.
- C sai. Vì quá trình phiên mã chỉ sử dụng enzim ARN polimeraza.
* Mở rộng:
I. QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
1. Vị trí
Trong nhân tế bào, ở kì trung gian.
2. Thành phần tham gia
- ADN mạch khuôn
- Nguyên liệu môi trường: 4 loại nuclêôtit A, T, G, X.
- Enzyme
- Năng lượng ATP
3. Nguyên tắc
- Nguyên tắc bán bảo tồn
- Nguyên tắc bổ sung
- Nguyên tắc khuôn mẫu
4. Diễn biến
Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN
– Nhờ các Enzim tháo xoắn 2 mạch đơn của ADN tách dần. (Chạc chữ Y)
Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới
– Enzim ADN-polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn mẫu (nguyên tắc khuôn mẫu) tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.
– Trên mạch khuôn 3’-5’ mạch bổ sung tổng hợp liên tục, trên mạch khuôn 5’-3’ mạch bổ sung tổng hợp ngắt quãng (đoạn Okazaki), sau nói lại nhờ Enzim nối.
Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành
– Giống nhau, giống ADN mẹ.
– Mỗi ADN con đều có một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn)
⇒ Kết luận
Quá trình nhân đôi ADN dựa trên 2 nguyên tắc là nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn đảm bảo từ 1 ADN ban đầu sau 1 lần nhân đôi tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi nói về hô hấp của hạt, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Độ ẩm của hạt càng cao thì cường độ hô hấp càng cao.
(2) Nhiệt độ môi trường càng cao thì cường độ hô hấp càng tăng.
(3) Nồng độ CO2 càng cao thì cường độ hô hấp càng giảm.
(4) Nồng độ O2 càng giảm thì cường độ hô hấp càng giảm.
Câu 3:
Ở chuột, alen A quy định di chuyển bình thường trội hoàn toàn so với alen đột biến a quy định chột nhảy van, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Khi lai dòng chuột thuần chủng có khả năng di truyền bình thường với dòng chuột nhảy van (P), ở F1 người ta thu được một con chuột nhảy van. Giả sử chuột nhảy van được hình thành từ một trong hai cơ chế sau:
(1) Giao tử mang đột biến alen A thành alen a của dòng bình thường kết hợp với giao tử bình thường mang alen a của dòng chuột nhảy van.
(2) Giao tử mang đột biến mất đoạn chứa alen A của dòng bình thường kết hợp với giao tử bình thường mang alen a của dòng chuột nhảy van.
Bằng phương pháp nghiên cứu nào sau đây có thể phát hiện được cơ chế hình thành chuột nhảy van ở F1?
Câu 4:
Hình 2 minh họa cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ, (1) và (2) là kí hiệu các quá trình của cơ thể này. Phân tích hình này , hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 5:
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tính thoái hóa các mã di truyền là hiện tượng của một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại aa.
(2) Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 3' ¦ 5' so với chiều trượt của enzim tháo xoắn.
(3) Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại aa do nhiều bộ ba khác nhau quy định tổng hợp.
(4) Trong quá trình phiên mã, cả hai mạch của gen đều được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.
(5) Trong quá trình dịch mã, ribôxôm trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 3’ của mARN đến đầu 5’ của mARN
Câu 6:
Nhịp tim của mèo là 120 lần/phút. Giả sử thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 0,45 giây và của tâm thất là 0,35 giây. Theo lí thuyết, tỉ lệ thời gian của các pha (tâm nhĩ co : tâm thất co : pha giản chung) trong chu kỳ tim của mèo là
Câu 7:
Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thị chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?
Câu 8:
Trong pha tối của thực vật C3, chất nhận CO2 đầu tiên là chất nào sau đây?
Câu 10:
Phương pháp nào sau đây có thể tạo được giống cây trồng mới mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau?
Câu 11:
Cho biết cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa vàng. Trong các tổ hợ lai giữa các cây tứ bội sau đây, có bao nhiêu trường hợp cho tỉ lệ kiểu hình 11 đỏ : 1 vàng?
(1) AAaaxAAaa. (2) AAaaxAaaa.
(3) AAaaxAa. (4) AaaaxAaaa.
(5) AAAaxaaaa. (6) AaaaxAa.
Câu 12:
Đường cong tăng trưởng của một quần thể sinh vật được biểu diễn ở hình dưới. Phân tích hình, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 13:
Cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng (P) thu được F1 có 100% cây hoa đỏ. F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 3 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa trắng chiếm tỉ lệ 25%. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen quy định màu hoa không phụ thuộc vào môi trường. Có bao nhiêu phát biểu sau đây phù hợp với kết quả phép lai trên?
(1) Kiểu hình hoa trắng có kiểu gen dị hợp ở F2 chiếm tỉ lệ 12,5%.
(2) Kiều hình hoa trắng có kiểu gen đồng hợp ở F2 chiếm tỉ lệ 12,5%.
(3) Có 3 loại kiểu gen ở F2 quy định kiểu hình hoa trắng.
(4) Trong các cây hoa trắng ở F2, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 50%
Câu 14:
Có bao nhiêu cơ chế sau đây giúp điều hòa ổn định nội môi khi cơ thể bị nôn nhiều?
(1) Hệ hô hấp giúp duy trì ổn định độ pH bằng cách làm giảm nhịp hô hấp.
(2) Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các cơ quan dự trữ.
(3) Tăng uống nước để góp phần duy trì huyết áp của máu.
(4) Tuyến yên tăng cường tiết aldosteron và ADH.
Câu 15:
Trong lòng ống tiêu hóa của thú ăn thịt, ở dạ dày luôn duy trì độ pH thấp (môi trường axit) còn miệng và ruột đều duy trì độ pH cao (môi trường kiềm). Hiện tượng trên có bao nhiêu ý nghĩa sau đây?
(1) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các enzim đặc trưng ở khu vực đó.
(2) Sự thay đổi đột ngột pH giúp tiêu diệt vi sinh vật kí sinh.
(3) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiêu hoa: mỗi loại chất dinh dưỡng được tiêu hóa ở một vùng nhất định của ống tiêu hóa.
(4) Là tín hiệu cho sự điều hòa hoạt động của các bộ phận trong ống tiêu hóa.
Tổ hợp đúng là