Câu hỏi:
12/08/2024 185Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) và Cách mạng tháng Tám năm 1945 Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây?
A. Đều có lực lượng vũ trang cách mạng gồm ba thứ quân
B. Đều sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân
C. Từ khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh cách mạng
D. Từ chiến tranh du kích tiến lên chiến tranh chính quy
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) và Cách mạng tháng Tám năm 1945 Việt Nam có điểm giống nhau là,Đều sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân.
- Bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân là bạo lực về chính trị, bạo lực vũ trang, tiến hành chiến tranh nhân dân, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của nhân dân
- Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, Đảng ta đã huy động lực lượng vũ trang (LLVT) 3 thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) cùng lực lượng chính trị của quần chúng và toàn dân để đánh địch
→ A sai
- “Từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng” trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam được bắt đầu từ sau sự kiện: Thắng lợi trong phong trào Đồng khởi năm 1960. Sau phong trào “Đồng khởi” ta tiến lên chiến tranh cách mạng
→ C sai
- “Chiến dịch Biên Giới Thu Đông (1950) đã chuyển cuộc kháng chiến của ta từ hình thái chiến tranh du kích tiến lên chiến tranh chính quy, kết hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích ở trình độ cao hơn, gây nên thất bại chưa từng có trong chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp thời điểm lúc bấy giờ”
→ D sai
♦ Các giai đoạn của Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
- Giai đoạn 1954-1960:
+ Miền Bắc:
▪ Từ 1954-1957: Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
▪ Từ 1958-1960: Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội
+ Miền Nam:
▪ Từ 1954-1958: Đấu tranh chính trị chống chế độ Mỹ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng
▪ Từ 1959-1960: Phong trào Đồng khởi
- Giai đoạn 1961-1965:
+ Miền Bắc: thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất
+ Miền Nam: chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ
- Giai đoạn 1965-1968:
+ Miền Bắc: vừa chiến đấu chống chiến tranh phủ hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất và thực hiện nghĩa vụ hậu phương
+ Miền Nam: chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ
- Giai đoạn 1969-1973:
+ Miền Bắc: khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ và thực hiện nghĩa vụ hậu phương
+ Miền Nam: chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ
- Giai đoạn 1973-1975:
+ Miền Bắc: khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hậu phương
+ Miền Nam: đấu tranh chống “bình định - lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn
♦ Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân chủ quan
+ Sự lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc.
+ Vai trò của hậu phương miền Bắc, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
+ Vai trò của hậu phương miền Bắc, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
- Nguyên nhân khách quan
+ Tinh thần đoàn kết, sự phối hợp chiến đấu, giúp đỡ lẫn nhau của ba nước Đông Dương.
+ Sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng tiến bộ, hoà bình, dân chủ và các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc, Liên Xô.
♦ Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với Việt Nam
+ Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc ở Việt Nam, trên cơ sở đó hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
+ Mở ra kỉ nguyên mới của Việt Nam: kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Đối với thế giới
+ Tác động mạnh mẽ đến tình hình nước Mỹ và thế giới.
+ Cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới nửa sau thế kỉ XX, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc.
♦ Diễn biến chính của cách mạng tháng Tám
- Đến giữa tháng 8/1945, khí thế cách mạng đã sục sôi trong cả nước.
- Từ ngày 14/8/1945, tại nhiều nơi, cấp bộ Đảng, Việt Minh đã căn cứ tình hình cụ thể của địa phương để phát động nhân dân khởi nghĩa.
- Chiều 16/8/1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, từ Tân Trào về thị xã Thái Nguyên, mở đầu cuộc Tổng khởi nghĩa.
- Ngày 18/8/ 1945, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất.
- Tối 19/8/1945 khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
- Ngày 23/8/1945, nhân dân Huế giành được chính quyền.
- Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi tại Sài Gòn.
- Ngày 28/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong cả nước (trừ một số thị xã do quân Trung Hoa Dân quốc chiếm đóng từ trước).
- Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.
- 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
♦ Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc, vì đã:
+ Lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp trong hơn 80 năm, của quân phiệt Nhật Bản gần 5 năm; chấm dứt thời kì quân chủ hơn 1000 năm; lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc - kỉ nguyên độc lập, tự do; giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
+ Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng hoạt động bí mật trở thành đảng cầm quyền, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
+ Chứng tỏ năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự sáng tạo và tinh thần yêu nước của nhân dân; chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Giải Lịch sử 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Giải Lịch sử 12 Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong thời gian 1919-1930, tăng thuế là một trong những biện pháp của thực dân Pháp nhằm
Câu 2:
Nội dung nào dưới đây không phải là xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?
Câu 3:
“Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?
Câu 4:
Việc “Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức” được ký kết (11-1972) có ý nghĩa như thế nào?
Câu 5:
Trong cuối năm 1950 đến giữa năm 1953, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch quân sự nào ở Đông Dương?
Câu 6:
Ban Thư ký là một trong sáu cơ quan chính của tổ chức nào dưới đây?
Câu 7:
Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, đánh dấu sự chấm dứt vai trò lịch sử của
Câu 8:
Từ năm 1965 đến năm 1968, Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
Câu 9:
Câu nói: “Bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây” của Nguyễn Trung Trực thể hiện phẩm chất nào của người Việt Nam?
Câu 10:
Một trong những thành tựu lớn nhất về kinh tế của Liên Xô trong thời gian từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 thế kỷ XX là
Câu 11:
Điểm giống nhau về âm mưu chiến lược giữa “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Việt Nam hóa chiến tranh”của Mỹ ở Việt Nam là gì?
Câu 12:
Nhận xét về một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam?
Câu 13:
Sau “Chiến tranh lạnh”, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lấy chiến lược phát triển nào làm trọng điểm?
Câu 14:
Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ
tịch Hồ Chí Minh chủ trương
Câu 15:
Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra Kế hoạch giải phóng miền Nam Việt Nam trong hai năm (1975-1976), nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” đã khẳng định điều gì?