Câu hỏi:
17/07/2024 210Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 - 1929) đã tác động lớn tới đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam, ngoại trừ việc
A. kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện, tồn tại song song với kinh tế phong kiến
B. cơ cấu xã hội Việt Nam có sự thay đổi, phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc
C. phong trào yêu nước vẫn chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến
D. kinh tế Việt Nam phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, lệ thuộc vào Pháp
Trả lời:
Đáp án C
♦ Nội dung đáp án C không phù hợp, vì: sau thất bại của phong trào cần vương (1885 - 1896) ảnh hưởng của khuynh hướng phong kiến trong phong trào yêu nước đã phai nhạt. Trong những năm 20 của thế kỉ XX, đặc điểm bao trùm trong phong trào yêu nước Việt Nam là có sự tồn tại song song của hai khuynh hướng cứu nước: dân chủ tư sản và vô sản.
♦ Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 - 1929) đã tác động lớn tới đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam:
♦ Tác động về mặt kinh tế:
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tiếp tục được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song cùng với quan hệ sản xuất phong kiến.
- Cơ cấu kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối (giữa các ngành kinh tế và giữa các vùng kinh tế).
- Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Việt Nam vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Việt Nam vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
* Tác động về mặt xã hội:
- Cơ cấu xã hội có sự thay đổi, phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến phân hóa thành hai bộ phận: bộ phận đại địa chủ cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, đàn áp, bóc lột nhân dân, chống lại cách mạng; bộ phận trung và tiểu địa chủ có tinh thần chống đế quốc, tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.
+ Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu, không thể đương đầu với sức cạnh tranh của tư bản Pháp. Dần dần, họ phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc, nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng → trở thành đối tượng của cách mạng; tư sản dân tộc: ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến, nhưng lập trường không kiên định, dễ dàng thỏa hiệp.
+ Tầng lớp tiểu tư sản: có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam.
+ Giai cấp nông dân: bị áp bức, bóc lột nặng nề nên có tinh thần chống đế quốc và phong kiến, là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
+ Giai cấp công nhân: có tinh thần yêu nước, là lực lượng chính và nắm giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
- Mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam không tác động đến việc Mĩ
Câu 2:
Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về phong trào công nhân ở Việt Nam trong những năm 1919- 1925?
Câu 3:
Năm 1947, thực dân Anh thực hiện “Phương án Maobáttơn”: chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị là Ấn Độ và Pakistan. Điều này chứng tỏ
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không thuộc Chính sách kinh tế mới (1921) của nước Nga?
Câu 5:
Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 - 1939 là
Câu 6:
Điểm giống nhau giữa cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám (1945) là gì?
Câu 7:
Kế sách đánh giặc nào của ông cha đã được nhân dân Việt Nam kế thừa và vận dụng khi chiến đấu chống Pháp xâm lược tại mặt trận Đà Nẵng (1858)?
Câu 8:
Hiện nay tổ chức nào ở Việt Nam có chức năng tập hợp và đoàn kết toàn dân?
Câu 9:
Cho các nhận định sau:
- Phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX sẽ không thể bùng nổ nếu như không có chiếu Cần vương.
- Tính chất nổi bật của phong trào cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp đứng trên lập trường phong kiến.
- Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào cần vương cũng nhanh chóng tan rã.
- Sự thất bại của phong trào cần vương đã chứng tỏ sự bất lực của con đường cứu nước phong kiến trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?
Câu 10:
Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng Lao Động Việt Nam chủ trương “vừa đánh vừa bồi dưỡng sức dân, vừa đánh vừa chuyển hóa so sánh lực lượng giữa ta và địch, đổng thời tận dụng những chuyển biến của tình hình quốc tế có lợi cho cuộc kháng chiến, giành thắng lợi từng bước, đánh bại từng kế hoạch chiến tranh của Pháp, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. ” Điều này chứng minh cho nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng?
Câu 11:
Đấu tranh tự giác hoàn toàn và trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước
Câu 12:
Khối liên minh công - nông lần đầu tiên được hình thành từ trong phong trào cách mạng nào ở Việt Nam?
Câu 13:
Điểm chung của Hội nghị tháng 11/1939 và Hội nghị tháng 5/1941 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện ở nội dung nào?
Câu 14:
Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) và Hội nghị Pốtxđam (tháng 8/1945) không tác động tới tình hình các nước Đông Dương?
Câu 15:
“Xương sống” của chiến lược Chiến tranh đặc biệt mà Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam là