Câu hỏi:

05/09/2024 134

Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 thể hiện cách đánh nào của ta?

A. Đánh du kích ngắn ngày

Đáp án chính xác

B. Đánh điểm diệt viện

C. Đánh công kiên

D. Đánh công đồn

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : A

- Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 thể hiện cách đánh du kích ngắn ngày

Trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947, Bộ chỉ huy chỉ đạo các khu phải phát động rộng rãi chiến tranh du kích, bất ngờ đánh những trận nhỏ dọc theo đội hình, tiêu hao lực lượng để phân tán, kìm chân và gây tâm lý hoang mang cho địch. Đồng thời, ta điều chỉnh lực lượng, kết hợp chặt chẽ giữa bộ đội, dân quân, du kích làm nhiệm vụ tại chỗ với các tiểu đoàn cơ động của Chiến dịch, tổ chức các trận tác chiến tập trung; dùng hình thức phục kích là chính, với quy mô nhỏ, nhằm vào các đơn vị nhỏ của địch đang vận động làm mục tiêu chủ yếu. Đặc biệt nhất là hai trận phục kích tại Đèo Bông Lau và trận Đoan Hùng, Khe Lau.

- Đánh điểm diệt viện,Chiến thuật được sử dụng trong Chiến dịch Ba Gia vào năm 1965, một chiến dịch mà Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá là làm phá sản chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Hoa Kỳ và đồng minh.

→ B sai.

-  Cách đánh công kiên của bộ đội ta được hình thành và phát triển từ đánh cụm cứ điểm trong chiến dịch Tây Bắc (1952), đến đánh tập đoàn cứ điểm trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã tổ chức thành công các trận công kiên hiệp đồng binh chủng lớn, sử dụng các loại pháo lớn bố trí ở những trận địa kiên cố

→ C sai.

- Quân ta lấn chiếm, bao vây địch bằng giao thông hào. Một trong những bài học rút ra từ kết quả thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ (ĐBP) là, cách đánh sáng tạo: "Vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt".

→ D sai.

* Chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947)

a. Hoàn cảnh lịch sử:

- Sau nhiều tháng tiến hành chiến tranh xâm lược, đến đầu năm 1947, Pháp vẫn chưa tiêu diệt được cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của Việt Nam.

- Tháng 3/1947, Chính phủ Pháp cử Bô-la-e làm cao ủy Pháp ở Đông Dương, thực hiện kế hoạch tiến công lên Việt Bắc, nhằm:

+ Tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của Việt Nam.

+ Khóa chặt biên giới Việt – Trung, ngăn chặn liên lạc giữa Việt Nam với quốc tế.

+ Giành thắng lợi quân sự để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Để thực hiện âm mưu tấn công lên Việt Bắc, Pháp đã huy động 12000 quân, chia làm 3 cánh quân, tấn công Việt Bắc từ ngày 7/10/1947:

+ Binh đoàn quân dù, đổ quân xuống thị xã Bắc Cạn, thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn.

+ Binh đoàn bộ binh bao vây Việt Bắc ở phía Đông và phía Bắc.

+ Binh đoàn hỗn hợp lí bộ và lính thủy bao vây Việt Bắc ở phía Tây.

b. Quân dân Việt Nam chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.

- Chủ trương của Đảng: Khi Pháp vừa tiến công Việt Bắc, Đảng ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa Đông của giặc Pháp”.

- Diễn biến chính:

+ Tại Bắc Kạn: quân dân Việt Nam chủ động tiến công, bao vây, tập kích vào những nơi địch chiếm đóng, phục kích trên đường từ Bắc Kạn đi Chợ Mới, Chợ Đồn; khẩn trương di chuyển các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ các công xưởng, kho tàng từ nơi địch uy hiếp, chiếm đóng đến nơi an  toàn.

+ Tại mặt trận hướng Đông: quân dân Việt Nam phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, cản bước tiến của chúng, tiêu biểu là trận đánh phục kích trên đường Bản Sao - đèo Bông Lau ngày 30 - 10 - 1947.

+ Tại mặt trận hướngTây: quân dân Việt Nam phục kích chặn đánh nhiều trận trên sông Lô, tiêu biểu là các chiến thắng ở Đoan Hùng, Khe Lau,....

+ Phối hợp với cuộc chiến đấu ở Việt Bắc, quân dân ta trên các chiến trường toàn quốc hoạt động mạnh, góp phần kiềm chế quân địch.

⇒ Ngày 19/12/1947, Pháp rút chạy khỏi Việt Bắc.

c. Kết quả, ý nghĩa:

- Đẩy lui được cuộc tiến công của Pháp.

- Bảo vệ cơ được cơ quan đầu não kháng chiến, bộ đội chủ lực trưởng thành.

- Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc Pháp phải chuyển sang “đánh lâu dài”, thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

⇒ Thế và lực của Việt Nam đã chuyển biến theo hướng bất lợi cho Pháp.

2. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện

a. Hoàn cảnh:

- Thất bại trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947, kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp đã hoàn toàn phá sản → Pháp buộc phải chuyển sang thực hiện kế hoạch “đánh lâu dài” và “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”

⇒ Ý đồ của Pháp: chống lại cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện; chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam.

b. Những biện pháp, chính sách của Đảng, chính phủ

Lĩnh vực

Chủ trương, biện pháp

Quân sự

- Động viên nhân dân thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.

Chính trị - Ngoại giao

- Tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp.

- Củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc. Tháng 6/1949, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định tiến tới thống nhất hai tổ chức từ cơ sở đến trung ương.

- Ngày 14/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Kinh tế

- Phá hoại kinh tế địch.

- Đẩy mạnh xây dựng và bảo vệ nền kinh tế dân chủ nhân dân.

Văn hóa – giáo dục

- Tiến hành cải cách giáo dục.

- Hướng giáo dục vào phục vụ kháng chiến và kiến quốc.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cuộc vận động dân chủ (1936 – 1939) là một phong trào

Xem đáp án » 13/07/2024 317

Câu 2:

Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc, chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 195

Câu 3:

Những quốc gia giành được độc lập dân tộc sớm nhất ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án » 17/10/2024 186

Câu 4:

Một trong những yếu tố tác động đến mức độ giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á vào năm 1945 là

Xem đáp án » 21/07/2024 173

Câu 5:

Tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đầu năm 1930 trở thành nguyên tắc bất biến trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng ta là gì?

Xem đáp án » 22/07/2024 171

Câu 6:

Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là

Xem đáp án » 04/11/2024 167

Câu 7:

Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (2 – 1930) được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vì

Xem đáp án » 10/08/2024 164

Câu 8:

Trong kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to tiếng mới lớn”. Thực lực trong quá trình hội nhập hiện nay của Việt Nam là gì?

Xem đáp án » 16/07/2024 152

Câu 9:

Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Xem đáp án » 20/07/2024 151

Câu 10:

Vì sao Đảng và Chính phủ Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 19 – 12 – 1946?

Xem đáp án » 17/08/2024 151

Câu 11:

Nhân tố quyết định nhất đối với thắng lợi của quân dân ta trong chiến dịch Biên giới Thu - đông năm 1950 là

Xem đáp án » 17/07/2024 148

Câu 12:

Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỷ XX có mối quan hệ như thế nào?

Xem đáp án » 16/07/2024 145

Câu 13:

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai (1945 – 1954), kế hoạch quân sự nào của thực dân Pháp đã được thủ tướng Pháp Lanien khẳng định là “chẳng những được chính phủ pháp mà cả những người bạn Mỹ cũng tán thành. Nó cho phép hi vọng đủ mọi điều”.

Xem đáp án » 14/07/2024 143

Câu 14:

Trước tình thế sa lầy và thất bại của thực dân Pháp ở Đông Dương, thái độ của Mỹ đối với cuộc chiến tranh Đông Dương như thế nào?

Xem đáp án » 19/07/2024 142

Câu 15:

Thứ tự ưu tiên được thực dân Pháp chú trọng trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) lần lượt là

Xem đáp án » 17/07/2024 141

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »