Câu hỏi:
04/11/2024 164Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là
A. Chú trọng phát triển quan hệ với các nước ở khu vực Đông Bắc Á
B. Tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN
C. Chỉ coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu và Hàn Quốc
D. Không còn chú trọng hợp tác với Mỹ và các nước Tây Âu.
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là Tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN.
- Trong hai giai đoạn đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1952 và 1952 – 1973) chính sách đối ngoại của Nhật Bản đều tập trung trong mối quan hệ với Mĩ (Biểu hiện cụ thể với Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật) và các nước Tây Âu.
- Từ năm 1973 đến năm 1991, Nhật Bản bắt đầu thực hiện chính sách “hướng về châu Á” với học thuyết Phucưđa (1977), tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN. Đây chính là điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong giai đoạn 1973 – 1991 so với hai giai đoạn trước.
→ B đúng.A,C,D sai.
* NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991
1. kinh tế:
- Từ năm 1973, sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thường xen kẽ với các đợt khủng hoảng, suy thoái ngắn.
- Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới, là chủ nợ lớn nhất thế giới.
2. Đối ngoại.
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
- Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao, nhấn mạnh đến việc tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
IV. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
1. kinh tế.
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái, song vẫn là 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
2. Văn hóa, Khoa học – kĩ thuật.
- Kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.
- Khoa học – kĩ thuật tiếp tục phát triển ở trình độ cao.
3. Chính trị.
a. Đối nội: tình hình chính trị, xã hội không hoàn toàn ổn định.
b. Đối ngoại:
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ. (Tháng 4/1996, hai nước tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật).
- Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao:
+ Coi trọng quan hệ hợp tác với các nước Tây Âu.
+ Mở rộng quan hệ đối ngoại với các đối tác trên phạm vi toàn cầu.
+ Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.
- Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
“Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc, chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?
Câu 3:
Những quốc gia giành được độc lập dân tộc sớm nhất ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 4:
Một trong những yếu tố tác động đến mức độ giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á vào năm 1945 là
Câu 5:
Tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đầu năm 1930 trở thành nguyên tắc bất biến trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng ta là gì?
Câu 6:
Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (2 – 1930) được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vì
Câu 7:
Vì sao Đảng và Chính phủ Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 19 – 12 – 1946?
Câu 8:
Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Câu 9:
Trong kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to tiếng mới lớn”. Thực lực trong quá trình hội nhập hiện nay của Việt Nam là gì?
Câu 10:
Nhân tố quyết định nhất đối với thắng lợi của quân dân ta trong chiến dịch Biên giới Thu - đông năm 1950 là
Câu 11:
Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỷ XX có mối quan hệ như thế nào?
Câu 12:
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai (1945 – 1954), kế hoạch quân sự nào của thực dân Pháp đã được thủ tướng Pháp Lanien khẳng định là “chẳng những được chính phủ pháp mà cả những người bạn Mỹ cũng tán thành. Nó cho phép hi vọng đủ mọi điều”.
Câu 13:
Trước tình thế sa lầy và thất bại của thực dân Pháp ở Đông Dương, thái độ của Mỹ đối với cuộc chiến tranh Đông Dương như thế nào?
Câu 14:
Thứ tự ưu tiên được thực dân Pháp chú trọng trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) lần lượt là
Câu 15:
Trong quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1941 – 1945), một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng cộng sản Đông Dương là vận động quần chúng tham gia