Câu hỏi:
12/08/2024 216Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam và cuộc nội chiến (1946 – 1949) ở Trung Quốc đều
A. xóa bỏ hết tàn dư của chế độ phong kiến.
B. mang tính chất dân tộc dân chủ nhân dân.
C. chịu sự chi phối sâu sắc của Chiến tranh lạnh.
D. mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử các nước.
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam và cuộc nội chiến (1946 – 1949) ở Trung Quốc đều,mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử các nước.
- Phương pháp: Phân tích các phương án.
- Cách giải:
A loại vì Cách mạng tháng Tám mới xóa bỏ chế độ phong kiến chứ chưa xóa bỏ được tàn tàn dư của chế độ phong kiến.
B loại vì cách mạng Trung Quốc 1946 – 1949 không mang tính nhân dân do đây là cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.
C loại vì Cách mạng tháng Tám không chịu sự chi phối của Chiến tranh lạnh (1947 – 1991).
→ D đúng,A,B,C sai
* Nội chiến ở Trung Quốc giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản (1946 - 1949)
- Ngày 20/07/1946, Tưởng Giới Thạch phát động nội chiến.
- Từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947: quân đội Đảng Cộng sản thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực, sau đó chuyển sang phản công và giải phóng toàn bộ lục địa Trung Quốc.
- Cuối năm 1949, nội chiến kết thúc. Lực lượng Quốc dân đảng thất bại, phải rút chạy ra Đài Loan.
- Ngày 01/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập.
* Ý nghĩa
- Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc.
- Xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do tiến lên Chủ nghĩa xã hội.
- Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
♦ Ý nghĩa lịch sử cuộc Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam
- Đối với dân tộc Việt Nam
+ Lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp trong hơn 80 năm, của quân phiệt Nhật Bản gần 5 năm; chấm dứt thời kì quân chủ hơn 1000 năm; lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc - kỉ nguyên độc lập, tự do; giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng hoạt động bí mật trở thành đảng cầm quyền, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
+ Chứng tỏ năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự sáng tạo và tinh thần yêu nước của nhân dân; chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam.
- Đối với thế giới:
+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.
♦ Bài học kinh nghiệm:
- Bài học về sự lãnh đạo của Đảng
- Bài học về xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc
- Bài học về nắm bắt thời cơ
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Giải Lịch sử 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thực tiễn tiến trình giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 - 1945?
Câu 2:
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925 - 1929) và Việt Nam Quốc dân đảng (1927 - 1930) có sự giống nhau cơ bản về
Câu 5:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (1 - 1941) đã chủ trương thành lập
Câu 6:
Các thế lực thù trong giặc ngoài có mặt ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đều
Câu 7:
Nhận xét nào sau đây không phản ánh đúng điểm chung của các mặt trận dân tộc thống nhất trong những năm 1930 - 1945 ở Việt Nam
Câu 8:
Khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” đã làm dấy lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở Việt Nam (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 – 1945) chủ yếu vì
Câu 9:
“Lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 10:
Quốc gia nào đi đầu trong ngành công nghiệp vũ trụ, công nghiệp những năm 1950 – 1973?
Câu 12:
Biện pháp lâu dài để giải quyết căn bản nạn đói của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám là
Câu 13:
Việc các nước đế quốc ở Hội nghị Vécxai (1919) không chấp nhận bản Yêu sách của nhân dân An Nam đã giúp Nguyễn Ái Quốc rút ra bài học
Câu 14:
Cương lĩnh chính trị (2 - 1930) và Luận cương chính trị (10 – 1930) của Đảng không có sự khác biệt trong việc xác định
Câu 15:
Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp huấn luyện tại Quảng Châu (thập niên 20 của thế kỉ XX) được tập hợp trong