Câu hỏi:
18/11/2024 871Các nước nào sau đây thuộc khối thị trường chung Nam Mĩ?
A. Bra-xin, Mê-hi-cô, Cô-lôm-bi-a, Cu-ba.
B. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.
C. Ác-hen-ti-na, Ni-ca-ra-goa, Ha-i-ti, Ca-na-da.
D. U-ru-goay, Chi-lê, Mê-hi-cô, Cô-lôm-bi-a.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Khối thị trường chung Mec-cô-xua
- Năm thành lập: 1991.
- Các nước thành viên: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Pa-ra-guay và U-ru-guay. Sau đó có thêm Chi-lê, Bô-li-vi-a gia nhập.
- Mục tiêu: Tăng cường quan hệ ngoại thương giữa các nước thành viên; Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.
- Thành tựu:
+ Việc tháo dỡ hàng rào thuế quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối đã góp phần gia tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối.
+ Đang hướng tới việc thành lập thị trường chung Liên Mĩ.
*Tìm hiểu thêm: "Xu hướng khu vực hoá kinh tế"
1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
- Nguyên nhân: do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích.
- Các tổ chức liên kết khu vực: NAFTA, EU, ASEAN, APEC,…
2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế
- Thời cơ: vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, tăng tự do thương mại, đầu tư, bảo vệ lợi ích kinh tế các nước thành viên; tạo những thị trường rộng lớn, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế.
- Thách thức: quan tâm giải quyết vấn đề như chủ quyền kinh tế, quyền lực quốc gia.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 2: Xu hướng toàn cầu hoá
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hiện nay, GDP của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây lớn nhất thế giới?
Câu 2:
Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về
Câu 6:
Tổ chức nào sau đây chi phối tới 95% hoạt động thương mại thế giới?
Câu 7:
Việt Nam đã tham gia vào tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây?
Câu 8:
Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng được biểu hiện ở lĩnh vực nào sau đây?
Câu 9:
Toàn cầu hóa kinh tế, bên cạnh những mặt thuận lợi, còn có những mặt trái, đặc biệt là
Câu 10:
Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia?
Câu 11:
Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ nổi lên hàng đầu là các hoạt động nào sau đây?
Câu 12:
Các tổ chức tài chính quốc tế nào sau đây ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu?
Câu 14:
Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?
Câu 15:
Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh không nhằm mục đích nào sau đây?