Câu hỏi:
05/08/2024 161Bài học cách mạng Tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay là
A. kết hợp sức mạng dân tộc với sức mạnh thời đại
B. kiên trì sự lãnh đạo của Đảng
C. đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất
D. độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dụng và bảo vệ tổ quốc hiện nay là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
- Sức mạnh thời đại:
+ Thời cơ “ngàn năm có một”: Nhật Bản đầu hàng đồng minh.
+ Sự ửng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
- Sức mạnh dân tộc:
+ Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Sự chuẩn bị của Đảng và Nhân dân về lực lượng cách mạng và qua các cuộc tập dượt.
+ Tinh thần đoàn kết và yêu nước của nhân dân Việt Nam.
Hiện nay, trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, bài học này cần được áp dụng triệt để: vừa tranh thủ sự mở rộng của thị trường thế giới, vốn đầu tư của nước ngoài, … vừa phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân xây dựng đất nước.
→ A đúng.B,C,D sai
* Nguyên nhân thắng lợi,ý nghĩa lịch sử bài học kinh nghiệm của Cách Mạng Tháng Tám năm 1945
1. Nguyên nhân thắng lợi
a. Nguyên nhân khách quan:
- Chiến thắng của Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít, đã cổ vũ tinh thần, niềm tin cho nhân dân Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo thời cơ để nhân dân Việt Nam đứng lên Tổng khởi nghĩa.
b. Nguyên nhân chủ quan:
- Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.
- Đảng đã đề ra đường lối chiến lược, chỉ đạo chiến lược và sách lược đúng đắn trên cơ sở lý luận Mac – Lê-nin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.
- Đảng có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930 – 1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945 và đã rút những bài học kinh nghiệm.
- Toàn Đảng, toàn dân nhất trí, quyết tâm giành độc lập tự do, linh họat, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.
2. Ý nghĩa lịch sử.
a. Đối với dân tộc Việt Nam
- Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến, lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc – kỉ nguyên độc lập, tự do; giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
- Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một Đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo.
b. Đối với thế giới :
- Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, có ảnh hưởng trực tiếp và rất to lớn đến cách mạng ở hai nước Miên và Lào.
3. Bài học kinh nghiệm:
- Đảng có đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam, nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp.
- Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước trong Mặt trận dân tộc thống nhất, trên cơ sở khối liên minh công nông.
- Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần, chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là
Câu 2:
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2 – 1951) là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng và là
Câu 3:
Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có mối quan hệ như thé nào?
Câu 4:
Kết quả cuộc đấu tranh dành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ
Câu 5:
Nguyên nhân quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là
Câu 7:
Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam sau khi
Câu 8:
Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945 là do
Câu 9:
Ngày 12/4/1944, Hồ Chí Minh viết: “Cuộc kháng chiên của ta lag một cuộc kháng chiến toàn dân nên phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân”. Cuộc kháng chiến trên đây diễn ra trong bối cảnh nào?
Câu 11:
Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 12:
Ý nào dưới đây không phải là yếu tố chủ quan đảm bảo cho khởi nghĩa Yên Thế tồn tại trong thời gian dài
Câu 13:
Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 của quân dân Việt Nam về
Câu 14:
“Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?
Câu 15:
“ Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng” (Nguyễn Ái Quốc). Câu nói trên thể hiện điều gì?