Câu hỏi:
19/09/2024 190Ba cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương đã để lại bài học kỉnh nghiệm lớn nhất là gì?
A. Bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích.
B. Bài học về thời cơ trong khởi nghĩa giành chính quyền.
C. Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang để chuẩn bị khởi nghĩa.
D. Bài học về sự phát triển chiến tranh du kích.
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Ba cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương đã để lại bài học kỉnh nghiệm lớn nhất là Bài học về thời cơ trong khởi nghĩa giành chính quyền.
-
Bắc Sơn (1940): Khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra khi Nhật xâm chiếm Đông Dương, gây rối loạn trong bộ máy cai trị của Pháp. Tuy nhiên, khởi nghĩa diễn ra tự phát, chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về lực lượng và kế hoạch. Thời điểm nổ ra chưa phù hợp, vì tình hình lực lượng cách mạng chưa đủ mạnh, dẫn đến thất bại và bị đàn áp mạnh mẽ.
-
Nam Kỳ (1940): Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ diễn ra trong bối cảnh chính quyền thực dân Pháp vẫn còn mạnh. Mặc dù tinh thần cách mạng rất cao, nhưng do nổ ra quá sớm, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các địa phương và lực lượng, khởi nghĩa nhanh chóng bị dập tắt. Điều này cho thấy thời cơ chưa chín muồi để giành thắng lợi toàn diện.
-
Binh biến Đô Lương (1941): Cuộc nổi dậy của binh lính tại Đô Lương là một hành động bộc phát do tình hình áp bức trong quân đội Pháp. Tuy nhiên, việc nổi dậy không có kế hoạch cụ thể và không tận dụng được thời cơ khi phong trào cách mạng chưa đủ mạnh để hỗ trợ, dẫn đến thất bại.
Từ ba cuộc khởi nghĩa trên, bài học về thời cơ trở nên rất rõ ràng: chỉ khi điều kiện khách quan và chủ quan đã đủ chín muồi, khi lực lượng cách mạng đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, và có sự phối hợp chặt chẽ, mới có thể giành thắng lợi trong việc khởi nghĩa giành chính quyền. Thất bại của các cuộc khởi nghĩa này giúp cho Đảng Cộng sản Đông Dương hiểu rõ hơn về sự cần thiết của việc lựa chọn thời điểm thích hợp trong các cuộc đấu tranh cách mạng sau này.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới
a. Khởi nghĩa Bắc Sơn (tháng 9/1940)
* Nguyên nhân: tháng 9/1940, quân Nhật tấn công Lạng Sơn, quân Pháp thua chạy, rút lui qua châu Bắc Sơn => tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Bắc Sơn.
* Diễn biến chính:
- Tháng 9/1940, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy đấu tranh, thành lập chính quyền cách mạng.
- Nhật thỏa hiệp với Pháp, quay trở lại đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Bắc Sơn.
* Kết quả: Khởi nghĩa Bắc Sơn bị quân Pháp và Nhật đàn áp, khủng bố dã man => thất bại.
* Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước; Để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương nhiều bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang, bài học về xây dựng lực lượng vũ trang, chọn thời cơ,...
b. Khởi nghĩa Nam Kì (tháng 11/1940)
* Nguyên nhân: thực dân Pháp bắt binh lính Việt Nam ra làm bia đỡ đạn cho chúng.
* Diễn biến chính:
- Đêm 22 rạng sáng 23/11/1940, nhân dân hầu khắp các tỉnh Nam Kì nổi dậy đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nam Kì.
- Nghĩa quân triệt hạ được một số đồn bốt giặc, thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi...
* Kết quả: Khởi nghĩa Nam Kì bị quân Pháp khủng bố, đàn áp dã man => thất bại.
* Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước; để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương bài học kinh nghiệm về chọn thời cơ khởi nghĩa...
c. Binh biến Đô Lương (13/1/1941)
* Nguyên nhân : Binh lính người Việt trong quân đội Pháp phản đối việc Pháp đưa lính người Việt sang Lào đánh nhau với quân Thái Lan .
* Diễn biến: Ngày13/1/1941 Đội Cung chỉ huy binh lính đồn Chợ Rạng (Nghệ An), nổi dậy, đánh chiếm đồn Đô Lương rồi kéo về Vinh,phối hợp với binh lính ở đây chiếm thành.
* Kết quả: Pháp kịp thời đối phó,chiều hôm sau, toàn bộ binh lính tham gia nổi dậy bị bắt.
* Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Đảng Cộng sản Đông Dương.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sự kiện nào sau đây không thuộc thời kì Cao trào kháng Nhật cứu nước?
Câu 3:
Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13 đến ngày 15 - 8 - 1945 đã quyết định vấn đề gì?
Câu 4:
“Liên hiệp hết thảy với các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, để cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”, đó là chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương khi thành lập:
Câu 5:
Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 quyết định tạm gác khẩu hiệu nào?
Câu 8:
Bản chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” và kêu gọỉ nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung” là của:
Câu 9:
Điểm giống nhau về ý nghĩa của ba sự kiện: khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương là gì?
Câu 10:
Vì sao Nhật tiến hành đảo chính lật đổ Pháp vào đêm 9 - 3 - 1945?
Câu 12:
Từ ngày 15 đến 19 - 5 - 1941, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử cơ bản nào?
Câu 13:
Quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Việt Nam. Đó là nội dung của nghị quyết nào?
Câu 14:
Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì (ngày 15 - 4 - 1945) quyết định những vấn đề gì?
Câu 15:
Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào (ngày 16 - 8 - 1945) gồm những đạỉ biểu thuộc các thành phần và các miền nào?