Câu hỏi:
20/07/2024 135
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường.
Trả lời:
1. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề nghị luận: bảo vệ môi trường.
2. Thân bài:
a. Giải thích:
- “Môi trường”: là toàn bộ vật chất, yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh, tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người.
- “Bảo vệ môi trường”: những hành động được thực hiện nhằm tránh các tác động xấu đến môi trường, đảm bảo sự tồn tại và phát triển lành mạnh của môi trường trong tự nhiên.
b. Tại sao phải bảo vệ môi trường?
- Lí do thứ nhất: Môi trường có vai trò rất lớn đối với sự sống của con người
+ Môi trường khí quyển mang đến bầu không khí trong lành, giúp con người hô hấp, duy trì sự sống.
+ Môi trường nước cung cấp lượng nước cần thiết để con người sinh hoạt hàng ngày, phục vụ lao động, sản xuất.
+ Thực vật giúp con người điều hòa khí hậu, thanh lọc không khí, tránh hạn chế xói mòn đất, cung cấp lương thực cho con người.
+ Các mỏ khoáng sản tự nhiên cung cấp lượng khoáng sản phục vụ sản xuất.
→ Môi trường và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau: môi trường được bảo vệ thì đời sống của tự nhiên và con người được đảm bảo.
- Lí do thứ hai: Thực trạng môi trường đang bị ô nhiễm
+ Hàng ngàn tấn rác thải thải ra mỗi ngày.
+ Các nhà máy xả khói, nước thải một cách bừa bãi, thiếu khoa học dẫn đến ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước.
+ Lạm dụng các chất hóa học như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích,… khiến đất đai bị phá hủy, bạc màu.
→ Hậu quả:
+ Biến đổi khí hậu, xuất hiện những hiện tượng thời tiết bất thường: lũ lụt, hạn hán, mưa axit.
+ Mất cân bằng hệ sinh thái, nhiều loài động, thực vật phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
+ Ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người.
c. Giải pháp bảo vệ môi trường
- Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Nhà nước đưa ra những quy định và xử lí kịp thời những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Tổ chức các cuộc thi, phát động các phong trào bảo vệ môi trường.
- Khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay cho phương tiện cá nhân.
- Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên.
- Phát hiện, phản ánh và phê phán những hành vi thiếu ý thức, phá hoại môi trường sống.
3. Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao.
Câu 2:
Tình cảnh của dì Hảo giúp anh/chị hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng?
Câu 3:
Anh/Chị hiểu như thế nào về câu văn "Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở” trong đoạn trích?
Anh/Chị hiểu như thế nào về câu văn "Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở” trong đoạn trích?
Câu 4:
Đọc doạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.
(Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao,
NXB VH, 2017, tr. 208)
Xác định thể loại của văn bản trên.
Đọc doạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.
(Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao,
NXB VH, 2017, tr. 208)
Xác định thể loại của văn bản trên.