Câu hỏi:

20/07/2024 839

Anh/chị hãy viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen ghen tị (so sánh, đố kị) với người khác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

1. Mở bài:

- Giới thiệu và nêu vấn đề: Thói quen so sánh, ghen tị với người khác rất cần được chúng ta cùng xem xét, bàn luận.

Thân bài:

- Khái niệm của việc so sánh, ghen tị với người khác: Ghen tị (đố kỵ) là một cảm xúc xảy ra khi một người thiếu đặc điểm tốt đẹp, thành tích, vật sở hữu của người khác và mong muốn điều đó hoặc mong muốn người khác không có được điều đó.

- Biểu hiện của người hay so sánh, ghen tị với người khác:

+ Trong gia đình, anh chị em ganh đua cạnh tranh nhau rất phổ biến.

+ Trong công việc, ghen tỵ tại nơi làm việc.  

- Phân loại ghen tị: Ghen tị ác ý được coi là một cảm xúc khó chịu khiến người ghen tị muốn hạ bệ những người được coi là tốt hơn mình hoặc có những gì mà bản thân không có dẫn đến tạo ra phản ứng tiêu cực. Ghen tị thiện ý có thể có tác động tích cực, liên quan đến sự công nhận của người khác, nhưng khiến người đó mong muốn và khao khát cũng được trở nên như vậy.

- Nguyên nhân của việc so sánh, ghen tị với người khác: ganh tỵ, đố kỵ đối với nhiều người có thể liên quan đến:

+ Nỗi lo sợ mất mát

+ Nghi ngờ hoặc tức giận về một sự phản bội trong tâm thức hay nhận thức

+ Tự hạ thấp lòng tự trọng và nỗi buồn mất mát

+ Sự thiếu chắc chắn, thiếu tự tin và sự cô đơn

+ Sợ mất đi một người quan trọng khác hoặc một cái gì quan trọng khác

+ Tâm lý không tin tưởng

+ Cảm giác mặc cảm tự ti

+ Khao khát

+ Sự bất bình đẳng trong hoàn cảnh

+ Ý chí hướng tới người ghen tị thường đi kèm với cảm giác tội lỗi về những cảm xúc

+ Mong muốn có động lực để cải thiện hoặc phát triển

+ Mong muốn có phẩm chất hay sự hấp dẫn của đối thủ

- Tác hại:

+ Phá hoại các mối quan hệ của chính bạn cũng như của người khác.

+ Cuộc sống không thoải mái sẽ khiến cho bạn luôn nghĩ cách hãm hại người khác và cũng làm hại cả bản thân.

+ Làm nảy sinh nhiều trạng thái tâm lý tiêu cực, khiến cho bản thân bạn luôn căng thẳng, bức bối, không thoải mái.

- Bài học bạn cần rút ra là:

+ Việc ghen ghét và so sánh mình với người khác là tính xấu của con người cần phải loại trừ. Vì thế bản thân bạn rất cần có lòng cao thượng khoan dung rộng rãi.

+ Bạn cũng cần hướng tới một tinh thần cạnh tranh lành mạnh, cố gắng hết sức để vượt qua khó khăn

3. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề: Thói quen ghen tị (so sánh, đố kị) với người khác là vấn đề phức tạp, khó kiểm soát trong thực tế đời sống và chi phối đến từng cá nhân và cộng đồng rất cần được xem xét, tuyên truyền giáo dục.

- Rút ra bài học cho bản thân: Là một người học sinh, bạn nên hiểu đúng thói quen ghen tị (so sánh, đố kị) với người khác; biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực của bản thân trước sự thành công, sự sở hữu vượt trội của người khác; cố gắng phấn đấu vươn lên để đạt được những mục tiêu của mình… và tuyên truyền giúp đỡ mọi người cùng làm theo.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ in đậm trong  câu văn sau: “Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy”

Xem đáp án » 23/07/2024 1,310

Câu 2:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm trước nay ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ác liệt nhất. Ở đây, trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng. Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy.

(Nguyễn Khải, Mùa lạc, Dẫn theo Truyện ngắn Nguyễn Khải,

NXB Văn học 2013)

 

Chỉ ra các  phương thức biểu đạt được sử dụng kết hợp trong đoạn văn bản trên?

Xem đáp án » 20/07/2024 508

Câu 3:

Từ văn bản đọc hiểu, anh(chị) hãy viết một đoạn văn ngắn trả lời câu hỏi: Chúng ta có nên bước qua các ranh giới trong cuộc sống?

Xem đáp án » 23/07/2024 357

Câu 4:

Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh (chị)? Vì sao? 

Xem đáp án » 20/07/2024 191

Câu 5:

Nhà văn đã kể gì về nhân vật chị trong đoạn trích?

Xem đáp án » 20/07/2024 180

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »