Câu hỏi:
13/01/2025 9Âm mưu cơ bản của Mỹ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là
A. dùng người Việt đánh người Việt.
B. dùng chiến tranh nuôi chiến tranh.
C. giành lại quyền chủ động đã bị mất.
D. ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc.
Trả lời:
Đáp án đúng là :A
Âm mưu cơ bản của Mỹ trong chiến lược "chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam là "dùng người Việt đánh người Việt". Điều này có nghĩa là Mỹ sẽ dựa vào quân đội Sài Gòn làm lực lượng chủ lực, kết hợp với cố vấn Mỹ, vũ khí, trang thiết bị hiện đại để tiến hành chiến tranh, nhằm giảm thiểu sự tổn thất về người và của cho quân đội Mỹ.
=> A đúng
I. TÌNH HÌNH VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁCH MẠNG NƯỚC TA SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ ĐÔNG DƯƠNG
* Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954).
Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954), Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc theo vĩ tuyến 17.
- Miền Bắc:
+ 10/10/1954, quân ta tiến vào tiếp quản Hà Nội. Ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng, chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân Thủ đô.
+ Tháng 5/1955, Pháp rút khỏi miền Bắc, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng => cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cơ bản hoàn thành.
+ Hậu quả chiến tranh để lại nặng nề.
- Miền Nam:
+ Tháng 5/1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc theo điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ.
+ Mĩ nhảy vào miền Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam làm hai miền, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
* Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng hai miền Bắc – Nam trong những năm 1954 – 1975.
- Nhiệm vụ của miền Bắc: miền Bắc đã được giải phóng nên phải nhanh chóng tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh; đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm cho miền Bắc vững mạnh, trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
- Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam: do vẫn còn dưới ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai, nên miền Nam phải tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
⇒ Nhiệm vụ chung của cách mạng hai miền Nam – Bắc là đấu tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai, giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà, tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
* Vai trò của cách mạng hai miền Bắc – Nam trong những năm 1954 – 1975.
- Miền Bắc là hậu phương vững chắc cho cách mạng cả nước, nên có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam.
- Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai.
⇒ Cách mạng hai miền có mối quan hệ gắn bó với nhau, phối hợp với nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Đây là mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến.
* Điểm độc đáo của cách mạng Việt Nam trong nhứng năm 1954 – 1975: Một Đảng thống nhất lãnh đạo một đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau; thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng đều nhằm thực hiện một mục tiêu chung là thống nhất đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên trong lĩnh vực giáo dục thể hiện ở chỗ, các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về
Câu 2:
Một trong những quốc gia có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành Liên hợp quốc là
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam?
Câu 5:
Từ năm 1961 - 1965, Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
Câu 6:
Sau thất bại trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân miền Nam, Mỹ phải “Mỹ hóa trở lại” chiến tranh có nghĩa là
Câu 7:
Đâu không phải là nhiệm vụ cơ bản Nhân dân miền Bắc Việt Nam tiến hành kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)?
Câu 8:
Trong những năm 1961 - 1965, đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
Câu 9:
Mĩ và chính quyền Sài Gòn có thái độ, hành động gì sau khi kí kết hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam?
Câu 11:
Nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới sau chiến tranh, Hội nghị I-an-ta (2-1945) có quyết định quan trọng nào sau đây?
Câu 12:
Từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6-1945, 50 nước họp tại Xan Phran-xi-xcô (Mỹ) thông qua nội dung nào sau đây?
Câu 13:
Quá trình hình thành Liên hợp quốc gắn liền với vai trò quan trọng của các quốc gia nào?
Câu 14:
Nội dung nào sau đây là một trong những quyết định quan trọng của Hội nghị I–an–ta (2/1945)?
Câu 15:
Một trong những điểm giống về mục tiêu của Liên hợp quốc so với các tổ chức quốc tế và khu vực khác là