Câu hỏi:
17/08/2024 296Ai là người đứng ra thành lập Đảng Lập hiến ở Việt Nam năm 1923?
A. Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu.
B. Bùi Quang Chiêu, Phạm Tuấn Tài.
C. Nguyễn Khắc Nhu, Bùi Quang Chiêu
D. Bùi Quang Chiêu, Phạm Hồng Thái.
Trả lời:
Đáp án A
- Đảng Lập hiến Đông Dương là một chính đảng hoạt động ở Nam Kỳ. Cùng với Bùi Quang Chiêu là các ông Nguyễn Phan Long, Trương Văn Bền, Phan Văn Trường thành lập Đảng Lập hiến vào năm 1923 ở Sài Gòn.
- Đảng Lập Hiến có lực lượng tham gia chủ yếu là người việt thuộc thành phần giai cấp tư sản dân tộc, đại địa chủ, tri thức tiểu tư sản, một số là binh lính phục vụ trong hàng ngũ quân đội thực dân Pháp. Đảng này hoạt động chủ yếu ở Nam Kỳ. Chủ trương của Lập hiến Đảng là đấu tranh ôn hòa, thỏa hiệp với thực dân Pháp vào đầu thập kỷ 20 của thế kỷ 20 nhằm giành quyền lợi về kinh tế cho người Việt, chủ trương dành độc lập dân tộc thông qua việc duy tân, thu nhập và phát triển văn hóa mới theo phương Tây.
- Đảng Lập hiến hoạt động từ năm 1923 đến khoảng thập niên 1930 thì chấm dứt. Do sau này, nội bộ Đảng Lập hiến cũng bị phân hóa vì xung khắc giữa Nguyễn Phan Long và Bùi Quang Chiêu. Nguyễn Phan Long dần ngả hoạt động với giáo phái Cao Đài, làm giảm lực lượng của nhóm Lập hiến. Năm 1937 thì Nguyễn Văn Thinh lập ra Đảng Dân chủ Đông Dương, thu hút một số không nhỏ giới chuyên môn người Việt khiến ảnh hưởng của Đảng Lập hiến càng suy giảm. Trong cuộc bầu cử năm 1939, cả ba ứng cử viên của Đảng Lập hiến đều thất cử, đánh dấu thời kỳ suy thoái và mất bóng trên chính trường.
* Hoạt động của tư sản phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
- Năm 1919, tổ chức tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt dùng hàng Việt Nam.
- Năm 1923, đấu tranh chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp.
- Thành lập các tổ chức chính trị nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh:
+ Nhóm Nam Phong (Phạm Quỳnh đứng đầu), nhóm Trung Bắc tân văn (Nguyễn Văn Vĩnh đứng đầu).
- Sử dụng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ nhằm tập hợp lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng để làm áp lực đối với Pháp.
Nhận xét: Các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản còn nặng về mục tiêu kinh tế; Thái độ đấu tranh không kiên định, dễ đi đến thỏa hiệp khi thực dân Pháp nhượng bộ quyền lợi.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Giải Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào Dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thời gian ở Liên Xô (1923-1924) Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho các tờ báo nào?
Câu 3:
Cuộc đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp (1923) do giai cấp nào dưới đây tổ chức và lãnh đạo?
Câu 4:
Phần lớn số học viên tham gia các lớp huấn luyện, đào tạo của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (Trung Quốc) vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX là
Câu 5:
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta yêu cầu nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho nhà yêu nước Phan Bội Châu (1925) do giai cấp nào dưới đây tổ chức và lãnh đạo
Câu 6:
Ai là người vạch ra kế hoạch khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương?
Câu 10:
Tờ báo tiếng Pháp nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919-1925?
Câu 12:
Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?
Câu 13:
Cương lĩnh chính trị (2-1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là
Câu 14:
Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Đông Dương trong hoàn cảnh
Câu 15:
Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình” là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi