Câu hỏi:
03/07/2024 102
a) Nhận xét về thời gian cần để dung dịch trong các ống nghiệm đầu tiên trở nên trong suốt. Giải thích tại sao dung dịch protein albumin từ đục chuyển sang trong sau khi thêm nước ép lõi dứa. Vì sao lại có sự giống hoặc khác nhau về thời gian phản ứng cũng như đặc điểm của dung dịch trong ống khi kết thúc thí nghiệm?
b) Giải thích tại sao khi ăn dứa tươi người ta hay gọt bỏ lõi, nếu ăn cả lôi sẽ rát lưỡi.
c) Giải thích tại sao lại xuất hiện vết lõm trên đĩa tinh bột cũng như có sự giống hoặc khác nhau về đường kính các vết lõm.
d) Vì sao bát cháo ăn dở lại thường bị vữa, nhai cơm lâu trong miệng thường cảm thấy ngọt.
a) Nhận xét về thời gian cần để dung dịch trong các ống nghiệm đầu tiên trở nên trong suốt. Giải thích tại sao dung dịch protein albumin từ đục chuyển sang trong sau khi thêm nước ép lõi dứa. Vì sao lại có sự giống hoặc khác nhau về thời gian phản ứng cũng như đặc điểm của dung dịch trong ống khi kết thúc thí nghiệm?
b) Giải thích tại sao khi ăn dứa tươi người ta hay gọt bỏ lõi, nếu ăn cả lôi sẽ rát lưỡi.
c) Giải thích tại sao lại xuất hiện vết lõm trên đĩa tinh bột cũng như có sự giống hoặc khác nhau về đường kính các vết lõm.
d) Vì sao bát cháo ăn dở lại thường bị vữa, nhai cơm lâu trong miệng thường cảm thấy ngọt.
Trả lời:
a)
- Nhận xét về thời gian cần để dung dịch trong các ống nghiệm đầu tiên trở nên trong suốt: Thời gian cần để dung dịch trong các ống nghiệm trở nên trong suốt là khác nhau. Trong đó, ống 3 cần thời gian ngắn nhất rồi đến ống 1, ống 2 và cuối cùng là ống 4.
- Giải thích tại sao dung dịch protein albumin từ đục chuyển sang trong sau khi thêm nước ép lõi dứa: Trong lõi dứa chứa enzyme phân giải protein là enzyme bromelain. Trong, dung dịch lòng trắng trứng có protein albumin. Do đó, khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào dung dịch nước ép lõi dứa, enzyme bromelain sẽ phân giải protein albumin khiến cho dung dịch lòng trắng trứng trở nên trong suốt.
- Có sự khác nhau về thời gian phản ứng vì hoạt tính của enzyme bromelain ở mỗi ống là khác nhau do sự ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố nhiệt độ, độ pH: Ống 3, nhiệt độ cao của nước sôi làm tăng hoạt động của enzyme. Ống 1, nhiệt độ phòng không phải là nhiệt độ tối ưu của enzyme. Ống 2 và 4, độ pH kiềm và nhiệt độ thấp kìm hãm hoạt tính của enzyme.
b) Nguyên nhân khiến chúng ta bị rát lưỡi khi ăn dứa mà không gọt bỏ lõi là do bên trong lõi của quả dứa có hàm lượng enzyme bromelain – một enzyme có khả năng phân giải protein cao. Enzyme bromelain này tiếp xúc với lớp da nhạy cảm ở lưỡi và xung quanh miệng khiến các protein bị phân hủy và gây ra cảm giác đau rát. Do đó, khi ăn dứa tươi, người ta hay gọt bỏ lõi.
c)
- Xuất hiện vết lõm trên đĩa tinh bột vì trong dịch mầm lúa có enzyme amylase có khả năng phân giải tinh bột. Do đó, khi nhỏ dung dịch mầm lúa lên đĩa bột lọc, enzyme amylase sẽ phân giải tinh bột tạo nên những vết lõm trên đĩa bột lọc.
- Có sự khác nhau về đường kính các vết lõm là do hoạt tính enzyme amylase ở mỗi ống là khác nhau: Ống 3, nhiệt độ cao của nước sôi làm tăng hoạt động của enzyme. Ống 1, nhiệt độ phòng không phải là nhiệt độ tối ưu của enzyme. Ống 2 và 4, độ pH kiềm và nhiệt độ thấp kìm hãm hoạt tính của enzyme.
d)
- Bát cháo ăn dở lại thường bị vữa vì:
+ Trong nước bọt của người có enzyme amylase giúp phân giải tinh bột thành đường đơn.
+ Trong bát cháo ăn dở có dính nước bọt của người khiến cho enzyme amylase phân giải tinh bột trong cháo, làm cháo bị vữa.
- Nhai cơm lâu trong miệng thường cảm thấy ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzyme amilaza trong nước bọt khiến một phần tinh bột bị biến đổi thành đường mantose. Đường mantose được tạo ra đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.
a)
- Nhận xét về thời gian cần để dung dịch trong các ống nghiệm đầu tiên trở nên trong suốt: Thời gian cần để dung dịch trong các ống nghiệm trở nên trong suốt là khác nhau. Trong đó, ống 3 cần thời gian ngắn nhất rồi đến ống 1, ống 2 và cuối cùng là ống 4.
- Giải thích tại sao dung dịch protein albumin từ đục chuyển sang trong sau khi thêm nước ép lõi dứa: Trong lõi dứa chứa enzyme phân giải protein là enzyme bromelain. Trong, dung dịch lòng trắng trứng có protein albumin. Do đó, khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào dung dịch nước ép lõi dứa, enzyme bromelain sẽ phân giải protein albumin khiến cho dung dịch lòng trắng trứng trở nên trong suốt.
- Có sự khác nhau về thời gian phản ứng vì hoạt tính của enzyme bromelain ở mỗi ống là khác nhau do sự ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố nhiệt độ, độ pH: Ống 3, nhiệt độ cao của nước sôi làm tăng hoạt động của enzyme. Ống 1, nhiệt độ phòng không phải là nhiệt độ tối ưu của enzyme. Ống 2 và 4, độ pH kiềm và nhiệt độ thấp kìm hãm hoạt tính của enzyme.
b) Nguyên nhân khiến chúng ta bị rát lưỡi khi ăn dứa mà không gọt bỏ lõi là do bên trong lõi của quả dứa có hàm lượng enzyme bromelain – một enzyme có khả năng phân giải protein cao. Enzyme bromelain này tiếp xúc với lớp da nhạy cảm ở lưỡi và xung quanh miệng khiến các protein bị phân hủy và gây ra cảm giác đau rát. Do đó, khi ăn dứa tươi, người ta hay gọt bỏ lõi.
c)
- Xuất hiện vết lõm trên đĩa tinh bột vì trong dịch mầm lúa có enzyme amylase có khả năng phân giải tinh bột. Do đó, khi nhỏ dung dịch mầm lúa lên đĩa bột lọc, enzyme amylase sẽ phân giải tinh bột tạo nên những vết lõm trên đĩa bột lọc.
- Có sự khác nhau về đường kính các vết lõm là do hoạt tính enzyme amylase ở mỗi ống là khác nhau: Ống 3, nhiệt độ cao của nước sôi làm tăng hoạt động của enzyme. Ống 1, nhiệt độ phòng không phải là nhiệt độ tối ưu của enzyme. Ống 2 và 4, độ pH kiềm và nhiệt độ thấp kìm hãm hoạt tính của enzyme.
d)
- Bát cháo ăn dở lại thường bị vữa vì:
+ Trong nước bọt của người có enzyme amylase giúp phân giải tinh bột thành đường đơn.
+ Trong bát cháo ăn dở có dính nước bọt của người khiến cho enzyme amylase phân giải tinh bột trong cháo, làm cháo bị vữa.
- Nhai cơm lâu trong miệng thường cảm thấy ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzyme amilaza trong nước bọt khiến một phần tinh bột bị biến đổi thành đường mantose. Đường mantose được tạo ra đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.