Ca sĩ C sử dụng bài hát do nhạc sĩ D sáng tác để biểu diễn trước công chúng mà không xin phép

Trả lời Luyện tập 3 trang 50 Chuyên đề KTPL 11 sách Chân trời sáng tạo ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 11.

1 186 11/07/2023


Giải Chuyên đề KTPL 11 Bài 5: Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

Luyện tập 3 trang 50 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp a. Ca sĩ C sử dụng bài hát do nhạc sĩ D sáng tác để biểu diễn trước công chúng mà không xin phép. Nhạc sĩ D yêu cầu ca sĩ C chấm dứt hành vi nhưng ca sĩ C không đồng ý vì cho rằng bài hát được sáng tác ra là để phục vụ cộng đồng.

Theo em, việc làm của ca sĩ C có phù hợp với quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ không? Vì sao?

Trường hợp b. Doanh nghiệp M kí kết hợp đồng chuyển giao công nghệ nuôi và nhân giống cá ba sa chịu mặn cho trang trại H. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp M chỉ hỗ trợ trang trại H trong việc nuôi cá ba sa nhưng không chuyển giao công nghệ nhân giống.

Em đánh giá như thế nào về việc làm của doanh nghiệp M?

Lời giải:

- Trường hợp a. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019): tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

=> Áp dụng quy định này vào trường hợp a, có thể thấy: ca sĩ C đã vi phạm luật sở hữu trí tuệ, vì: sử dụng bài hát do nhạc sĩ D sáng tác để biểu diễn trước công chúng mà không xin phép tác giả (nhạc sĩ D).

- Trường hợp b. Doanh nghiệp M không thực hiện chuyển giao công nghệ nhân giống cá basa chịu mặn cho trang trại H (dù trước đó đã kí kết hợp đồng chuyển giao công nghệ nuôi và nhân giống) => do đó, việc làm của doanh nghiệp M đã vi phạm quy định tại Điểm B Khoản 2 Điều 25 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017.

1 186 11/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: