Bộ đề ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 (Kết nối tri thức 2024) có lời giải

Vietjack.me giới thiệu Bộ đề ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 Kết nối tri thức được biên soạn và sưu tầm mới nhất, bám sát chương trình học giúp các em học sinh củng cố kiến thức và làm quen với bậc lớp tiếp theo.

1 1,111 26/06/2024


Bộ đề ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 Kết nối tri thức

ĐỀ SỐ 1

Phần 1: Đọc hiểu

Em hãy đọc thầm câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi ở phía dưới:

Nghe tin Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam, các cô chú phụ trách trường tíu tít chuẩn bị, trang hoàng hội trường đón Bác.

Khi Bác đến, tất cả mọi người ùa ra đón Bác và đưa Bác đến hội trường đã được chuẩn bị cờ, hoa lộng lẫy. Nhưng Bác đề nghị dẫn Bác đến nhà bếp và phòng ngủ xem các cháu có được ăn no, ngủ ấm và chăm sóc chu đáo không. Sau đó Bác lấy ra một gói kẹo lớn chia đều cho các cháu. Đang nhìn các cháu ăn kẹo, Bác chợt nhận ra có một cháu đang đứng ở góc phòng, nét mặt buồn xo. Bác gọi lại hỏi:

- Cháu tên là gì? Vì sao lại đứng ở đây?

- Cháu tên là Tộ. Vì cháu phạm lỗi, nghịch bẩn tay nhưng không rửa trước khi ăn nên các cô chú phạt, không cho nhận kẹo của Bác.

Bác cười bảo bạn Tộ đi rửa tay, rồi chia kẹo cho Tộ, sau đó Bác dạy:

- Từ nay, cháu phải luôn giữ gìn đôi tay cho sạch nhé. Bàn tay con người rất đáng quý.

Bạn Tộ rất cảm động trước sự chăm sóc ân cần của Bác. Từ đấy, bạn luôn giữ đôi tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi ăn.

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Khi nghe tin Bác sắp đến thăm, các cô chú phụ trách trường thiếu nhi miền Nam đã làm gì? (0,5 điểm)

A. Tíu tít chuẩn bị, trang trí hội trường đón Bác.

B. Trồng một hàng hoa ở lối đi để đón Bác.

C. Tập múa để chuẩn bị tiết mục văn nghệ đón Bác.

D. Chuẩn bị một buổi lễ long trọng mời Bác tham dự.

Câu 2: Bác đề nghị các cô chú dẫn mình đến nhà bếp và phòng ngủ của các cháu để làm gì? (0,5 điểm)

A. Để Bác ăn cơm và ngủ cùng các cháu.

B. Để Bác tham quan khu vực sinh hoạt của các cháu.

C. Để Bác xem các cháu có được ăn no, ngủ ấm và chăm sóc chu đáo không.

D. Để Bác kiểm tra xem các cháu có ăn ngủ ngoan không.

Câu 3: Vì sao bạn Tộ lại bị các cô chú phạt, không được nhận kẹo của Bác? (0,5 điểm)

A. Vì bạn Tộ không làm hết bài tập được giao.

B. Vì bạn Tộ làm hư đồ dùng học tập.

C. Vì bạn Tộ làm bạn Na khóc

D. Vì bạn Tộ nghịch bẩn tay nhưng không rửa trước khi ăn.

Câu 4: Sau khi nghe bạn Tộ giải thích, thì Bác đã làm gì? (0,5 điểm)

A. Yêu cầu bạn Tộ đứng phạt tiếp.

B. Bảo bạn Tộ đi rửa tay rồi phát kẹo cho bạn ấy.

C. Phê bình nặng nề hành động của bạn Tộ.

D. Đưa ra thêm hình phạt mới cho bạn Tộ.

Phần 2: Tự luận

Câu 1: Viết chính tả (2 điểm)

Đêm nay bên bến Ô Lâu
Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ
Nhớ hình Bác giữa bóng cờ
Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu
Mắt hiền sáng rực như sao
Bác nhìn tận đến Cà Mau sáng ngời

Câu 2: Luyện từ và câu

1. Em hãy gạch chân dưới hình ảnh nhân hóa trong câu sau (1 điểm):

Trên giàn mướp, các cô ong chị bướm đang bận rộn hút mật từ nhụy hoa.

2. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm ở câu sau (1 điểm):

Mùa xuân, chú gấu nâu tỉnh dậy sau giấc ngủ dài trong mùa đông lạnh giá.

3. Khi viết thư cho chị gái, bạn Mai đã quên viết hoa một số tên riêng. Em hãy gạch chân dưới các từ viết sai chính tả đó và sửa lại giúp bạn ấy nhé (1 điểm)

Gửi chị yêu quý!

Em là mai - em gái của chị đây ạ. Dạo này chị có khỏe không? Em và bố mẹ ở nhà vẫn khỏe. Từ lúc chị đi làm ở xa, mọi người nhớ chị nhiều lắm. Cuộc sống ở thành phố hồ chí minh như thế nào vậy chị? Nó có khác nhiều so với đà nẵng quê mình không ạ? Chị hãy kể nhiều về thành phố ấy cho em nghe vào thư tới nhé. Thương nhớ chị nhiều.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Phần 1: Đọc hiểu:

Câu 1: A

Câu 2: C

Câu 3: D

Câu 4: B

Phần 2: Tự luận:

Câu 1: Viết chính tả

Câu 2: Luyện từ và câu

1. Gạch chân hình ảnh nhân hóa:

Trên giàn mướp, các cô ong chị bướm đang bận rộn hút mật từ nhụy hoa

2. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:

- Mùa xuân, ai tỉnh dậy sau giấc ngủ dài trong mùa đông lạnh giá?

3. Gạch chân dưới từ viết sai chính tả:

Gửi chị yêu quý!

Em là mai - em gái của chị đây ạ. Dạo này chị có khỏe không? Em và bố mẹ ở nhà vẫn khỏe. Từ lúc chị đi làm ở xa, mọi người nhớ chị nhiều lắm. Cuộc sống ở thành phố hồ chí minh như thế nào vậy chị? Nó có khác nhiều so với đà nẵng quê mình không ạ? Chị hãy kể nhiều về thành phố ấy cho em nghe vào thư tới nhé. Thương nhớ chị nhiều!

→ Sửa lại: Mai, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Câu 3: Tập làm văn

Bài mẫu:

Gửi anh yêu quý!

Em là Hùng - em trai của anh đây ạ. Đã lâu rồi anh em mình chưa được gặp nhau. Anh dạo nào vẫn khỏe chứ ạ? Em và bố mẹ dạo này vẫn khỏe mạnh. Ở trường em gặp được nhiều điều hay lắm anh ạ. Bạn Tú hôm trước đi học quên thay dép. Nên vẫn để nguyên chiếc dép ở nhà làm các bạn cười mãi. Bạn Mai thì đã xung phong lên kể chuyện cho cả lớp nghe trong giờ kể chuyện. Nghe hay lắm anh ạ. Bài kiểm tra cuối kì vừa rồi, em được 10 điểm môn Toán. Mọi người ai cũng khen em. Còn anh ở trong kia, có chuyện gì thú vị thì hãy kể cho em nghe với nhé!

ĐỀ SỐ 2

Phần 1: Đọc hiểu (2 điểm)

Mâm cỗ đêm Trung Thu

Mâm cỗ Trung Thu thông thường luôn đặt ở trung tâm một chú chó được làm bằng tép bưởi với đôi mắt là hai hạt đậu đen. Xung quanh có bày thêm nhiều loại hoa quả như chuối, hồng đỏ, na, thị…, các loại kẹo, sữa cùng các loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm. Đôi khi có bày thêm loại bánh chay có hình một chú lợn mẹ với đàn lợn con béo múp míp. Một số nơi người ta còn làm bánh hình cá chép nữa. Phần hạt bưởi sau khi lấy ra thường được bóc vỏ rồi xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2 đến 3 tuần trước khi đến Trung Thu. Và đến lúc phá cỗ thì những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng, trông đẹp vô cùng.

Vào đêm Trung Thu, đến khi trăng lên tới đỉnh đầu thì cũng chính là giây phút phá cỗ. Mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của các thức quà được bày trên mâm cỗ. Vừa ăn vừa trò chuyện, vui chơi dưới ánh trăng rằm.

Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Tết Trung Thu diễn ra vào ngày nào trong năm? (0,5 điểm)

A. Ngày 15 tháng 6

B. Ngày 15 tháng 7

C. Ngày 15 tháng 8

D. Ngày 15 tháng 9

Câu 2: Ở trung tâm của mâm cỗ Trung Thu thường được đặt món ăn nào? (0,5 điểm)

A. Bánh nướng

B. Chú chó làm bằng tép bưởi

C. Bánh dẻo thập cẩm

D. Hoa quả, bánh kẹo

Câu 3: Trên mâm cỗ Trung Thu, người ta thường làm bánh chay hình gì? (0,5 điểm)

A. Hình chú chó

B. Hình quả chuối

C. Hình một chú lợn mẹ và đàn lợn con

D. Hình ông trăng

Câu 4: Những sợi dây đốt sáng trong đêm Trung Thu được làm từ nguyên liệu nào? (0,5 điểm)

A. Hạt dẻ

B. Hạt thông

C. Hạt bưởi

D. Hạt mít

Phần 2: Tự luận

Câu 1: Viết chính tả (2 điểm)

Đêm trung thu

Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình

Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh

Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng

Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang

Câu 2: Luyện từ và câu

1. Em hãy gạch chân dưới hình ảnh so sánh có trong đoạn văn sau (1 điểm):

Sau trận bão chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Nó tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ 1 quả trứng gà thiên nhiên đầy đặn.

2. Em hãy đặt câu có chứa hình ảnh nhân hóa, trong đó có sử dụng từ “chăm chỉ” (1 điểm)

3. Em hãy chọn các từ sau đây rồi điền vào chỗ trống thích hợp để hoàn thành đoạn văn (1 điểm):

(phao, thể thao, tập luyện)

Nghỉ hè, em được bố đưa đi học bơi. Lúc đầu, em không thể tự bơi được nếu không có …………... Thế nhưng, chỉ sau một thời gian ……………….. chăm chỉ, em đã có thể tự bơi được rồi. Bây giờ, bơi lội đã trở thành môn ……………….. em yêu thích nhất.

Câu 3: Tập làm văn (3 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể về đêm Trung Thu mà em ấn tượng nhất.

1 1,111 26/06/2024