Bố cục Nhật kí trong tù: Ngắm trăng, Lai Tân (Cánh diều) chính xác nhất

Với Bố cục Nhật kí trong tù: Ngắm trăng, Lai Tân Ngữ văn lớp 12 hay, chính xác nhất sách Cánh diều giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Nhật kí trong tù: Ngắm trăng, Lai Tân  từ đó học tốt môn Ngữ văn 12.

1 8 23/12/2024


A. Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

Bố cục Nhật kí trong tù: Ngắm trăng

- Phần 1 (2 câu đầu): Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác.

- Phần 2 (2 câu sau): Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng.

Bố cục Nhật kí trong tù: Ngắm trăng, Lai Tân (Cánh diều) chính xác nhất (ảnh 1)

Đọc tác phẩm Nhật kí trong tù: Ngắm trăng

NGẮM TRĂNG

(Vọng nguyệt)

Phiên âm

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch nghĩa

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?

Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,

Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.

Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân)

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Nội dung chính Nhật kí trong tù: Ngắm trăng

Ngắm trăng: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.

Hoàn cảnh sáng tác Nhật kí trong tù: Ngắm trăng

Trong năm 1942, trong chuyến hành trình sang Trung Quốc để tìm kiếm sự hỗ trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh bị chính quyền bắt giữ và đưa vào gần 30 nhà giam thuộc 13 huyện ở Quảng Tây. Trong những ngày kháng chiến và tù đày này, ông sáng tác tác phẩm "Ngắm Trăng."

Giá trị nội dung Nhật kí trong tù: Ngắm trăng, Lai Tân

- Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.

Giá trị nghệ thuật Nhật kí trong tù: Ngắm trăng, Lai Tân

- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị.

- Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ.

- Ngôn ngữ lãng mạn.

- Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành.

B. Lai Tân

Bố cục Lai Tân

- Phần 1 (3 câu đầu): 3 câu tự sự nói về hành vi thường thấy ở 3 viên quan ở Lai Tân.

- Phần 2 (Câu cuối): là một lời kết luận, một nhận xét, đánh giá của tác giả.

Đọc tác phẩm Lai Tân

Nhật kí trong tù: Ngắm trăng, Lai Tân - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Cánh diều

LAI TÂN

(Hồ Chí Minh)

Phiên âm:

Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ,

Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;

Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,

Lai Tân y cựu thái bình thiên.

Dịch nghĩa:

Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc,

Cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhân bị áp giải;

Huyện trưởng chong đèn làm việc công,

Lai Tân vẫn thái bình như xưa.

Dịch thơ:

Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,

Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh;

Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,

Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.

Nội dung chính Lai Tân

Lai tân: Bài thơ miêu tả thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch và thái độ châm biếm, mỉa mai sâu cay.

Hoàn cảnh sáng tác Lai Tân

+ Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian HCM bị giam giữ tại các nhà tù của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc ở Quảng Tây.

+ Mảng đề tài: Bài thơ thuộc mảng thơ hướng ngoại, nội dung phê phán nhà tù và xã hội Trung Quốc với nghệ thuật châm biếm sắc sảo.

Giá trị nội dung Lai Tân

- Bài thơ ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong những ngày Bác bị giam cầm trong nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch. Bức tranh hiện thực nhà tù và một phần xã hội Trung Quốc đã được thu nhỏ trong bốn câu thơ bảy chữ kèm theo thái độ.

Giá trị nghệ thuật Lai Tân

- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị.

- Chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay.

1 8 23/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: