Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (Chân trời sáng tạo) Tuần 18 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 18 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 3.

1 1148 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tuần 18

Phần I. Đọc hiểu

Bàn tay

Trong ngày lễ tạ ơn, một cô giáo dạy lớp Một nọ đã yêu cầu vẽ một bức tranh về những gì mà em thấy biết ơn. Cô muốn biết những đứa trẻ nghèo khổ này biết ơn những gì. Cô đoán phần lớn học sinh của cô sẽ vẽ những bức tranh về gà tây hoặc chiếc bàn đầy ắp thức ăn. Thế nhưng cô vô cùng ngạc nhiên khi thấy bức tranh của cậu bé Đu – giát với hình một bàn tay được vẽ một cách ngây ngô đơn giản.

Tại sao Đu – giát vẽ bàn tay? Và đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị thu hút bởi bức tranh của Đu-giát.

- Tớ nghĩ đó là bàn tay của thượng đế, người đã mang thức ăn đến cho chúng ta. – Một câu bé nói.

- Đó là bàn tay của một người nông dân. – Cậu bé khác lên tiếng.

- Bởi vì ông ta nuôi gà tây.

Cuối cùng, khi những em khác tập trung làm bài, cô giáo cúi xuống bàn của Đu – giát và hỏi cậu bé bàn tay đó là của ai. - Đó là bàn tay cô, thưa cô. – Cậu bé thì thầm.

Cô nhớ lại rằng vào giờ giải lao, cô thường hay dắt tay Douglas, một đứa bé cô độc ít nói. Cô cũng thường làm thế với những bạn khác nhưng với Douglas điều đó có ý nghĩa rất lớn. Có lẽ đây là lễ Tạ ơn dành cho mọi người, không phải cho những vật chất mà chúng ta nhận được, mà là cho những điều, dù rất nhỏ nhoi khi ta trao tặng cho người khác.

Khuyết danh

Khoanh tròn vào đáp án đúng

1. Ngày lễ tạ ơn, cô giáo yêu cầu học sinh vẽ bức tranh về nội dung gì?

a. Cô yêu cầu vẽ bức tranh về bố mẹ

b. Cô yêu cầu vẽ bức tranh về thầy cô, các bạn

c. Cô yêu cầu vẽ bức tranh về những gì mà học sinh thấy biết ơn.

2. Bạn Đu - giát vẽ cái gì?

a. Vẽ con gà tây thật béo

b. Vẽ một cái bàn đầy thức ăn

c. Vẽ một bàn tay.

3. Bàn tay đó là của ai?

a. Bàn tay của ông bà

b. Bàn tay của bố, mẹ

c. Bàn tay của cô giáo

4. Vì sao Đu – giát lại vẽ bàn tay cô giáo?

a. Vì cô giáo luôn quan tâm học sinh trong lớp.

b. Vì trong những giờ giải lao cô giáo đã nắm tay Đu – giát, một học sinh cô độc và ít nói. Cái nắm tay của cô giáo vô cùng ý nghĩa đối với Đu – giát.

5. Câu chuyện nói lên điều gì

a. Câu chuyện nói lên cô giáo luôn yêu thương và quan tâm đến học sinh

b. Câu chuyện nói lên lòng biết ơn của học sinh với cô giáo

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Phần II. Luyện tập

6. Viết từ ngữ có nghĩa trái ngược với mỗi từ dưới đây, biết rằng từ ngữ đó:

a.

- Khó – dễ

- Ngắn – dài

- Mỏng – dày

b.

- Cong – thẳng

- Đen – trắng

- Mềm – rắn

7. Đọc bài và thực hiện các yêu cầu:

Các em nhỏ và cụ già

1. Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít.

2. Bỗng các em dừng lại khi nhìn thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.

- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ? – Một em trai hỏi.

Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi:

- Chắc là cụ bị ốm?

- Hay là cụ đánh mất cái gì?

- Chúng mình thử hỏi xem đi!

3. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi:

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?

Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp.

- Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.

4. Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp:

- Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.

Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.

Một lát sau, xe buýt đến. Giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo xe mãi mới ra về.

Theo Xu-khôm-lin-xki

Đánh dấu v vào ô trước ý trả lời em chọn:

a. Chi tiết nào cho thấy cuộc dạo chơi của các bạn nhỏ rất vui?

- Đàn sếu sải cánh trên cao.

- Đám trẻ ra về.

- Tiếng nói cười ríu rít.

b. Các bạn nhỏ dừng lại làm gì?

- Để hỏi thăm một cụ già đang buồn bã

- Để hỏi thăm một cụ già đang bị ốm

- Để hỏi thăm một cụ già đánh mất đồ

c. Chi tiết nào cho thấy các bạn nhỏ rất ngoan?

- Các bạn nói cười ríu rít.

- Các bạn bàn tán sôi nổi.

- Các bạn lễ phép hỏi ông cụ.

d. Vì sao các bạn nhỏ không giúp được gì nhưng ông cụ vẫn thấy lòng nhẹ hơn?

- Vì các em nhỏ đã có một ngày dạo chơi rất vui.

- Vì các em nhỏ đã biết quan tâm, chia sẻ với ông cụ.

- Vì các em nhỏ đã đứng nhìn theo xe chở ông cụ.

e. Từ ngữ in đậm trong câu “Một lát sau, xe buýt đến." trả lời cho câu hỏi nào?

- Khi nào?

- Ở đâu?

- Vì sao?

g. Câu văn nào dưới đây thể hiện cảm xúc của các bạn nhỏ với nỗi buồn của ông cụ?

- Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi.

- Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.

- Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.

Viết câu trả lời của em:

h. Tìm từ ngữ có nghĩa giống với từ thương cảm.

i. Em thích chi tiết nào trong bài đọc? Vì sao?

k. Bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì?

Phần III. Viết

Thuật lại một việc làm của lớp em góp phần bảo vệ môi trường.

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

Phần I. Đọc hiểu

1. c

2. c

3. c

4. b

5. c

Phần II. Luyện tập

6.

a.

- Khó – dễ

- Ngắn – dài

- Mỏng – dày

b.

- Cong – thẳng

- Đen – trắng

- Mềm – rắn

7.

a. Tiếng nói cười ríu rít.

b. Để hỏi thăm một cụ già đang buồn bã

c. Các bạn lễ phép hỏi ông cụ.

d. Vì các em nhỏ đã biết quan tâm, chia sẻ với ông cụ.

e. Khi nào?

g. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.

h. Từ ngữ có nghĩa giống với từ thương cảm: đồng cảm, cảm thương, bi cảm

i. Em thích chi tiết đám trẻ lặng đi, các em nhìn cụ già đầy thương cảm.

Vì khi nghe thấy câu chuyện buồn của cụ già, các em đã im lặng dù vừa có một cuộc chơi rất vui. Cái nhìn thương cảm ấy thể hiện sự hiểu chuyện, sự sẻ chia yêu thương phần nào với cụ già dù không làm được gì.

k. Bài đọc giúp em hiểu tầm quan trọng của sự quan tâm, sẻ chia.

Phần III. Viết

Đoạn văn tham khảo

Sáng chủ nhật, em với Băng Tâm ra công viên đi dạo. Cả hai đang ngắm nhìn hoa trong vườn. Đột nhiên nghe tiếng gọi: “Phương Thảo! Lại đây mình cho cái này, tuyệt lắm!”. Em cùng với Băng Tâm bước đến: “A! Trang Nhung hả! Bạn đi với ai đấy?” - “Tớ đi một mình”. Vừa nói Trang Nhung vừa mở chiếc khăn mùi xoa gói ba cái bông hồng khoe: “Cả công viên, mình chỉ chọn được ba bông này thôi, hai bạn thấy có đẹp không?”. Rồi Trang Nhung giục: “Đi, đi nào! Chúng mình lùng sục xem còn có bông nào đẹp nữa thì hái nốt”. Em vội ngăn lại: “Đừng Trang Nhung, ai cũng làm thế thì chả mấy chốc vườn hoa sẽ hết sạch còn gì để mà ngắm nữa!”. Thấy vẻ mặt Trang Nhung gợn buồn một lúc rồi bỗng tươi tỉnh trở lại: “Ừ nhỉ. Thảo nói đúng. Cảm ơn Thảo đã nhắc nhở mình”. Trên đường về, em thấy lòng mình vui, vì đã làm được một việc tốt.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 19

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 20

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 21

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 22

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 23

1 1148 lượt xem
Mua tài liệu