Giải Vật Lí 9 Bài 18: Thực hành : Kiểm nghiệm mối quan hệ Q - I^2 trong định luật Jun-Lenxo

Với giải bài tập Vật lí lớp 9 Bài 18: Thực hành : Kiểm nghiệm mối quan hệ Q - I^2 trong định luật Jun-Lenxo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Vật lí 9 Bài 18. Mời các bạn đón xem:

1 1,694 17/01/2022
Tải về


Giải Vật Lí 9 Bài 18: Thực hành: Kiểm nghiệm mối quan hệ Q - I2 trong định luật Jun-Lenxo

Video giải Vật Lí 9 Bài 18: Thực hành: Kiểm nghiệm mối quan hệ Q - I2 trong định luật Jun-Lenxo

I. CHUẨN BỊ

Nội dung trong SGK trang 49

II. NỘI DUNG THỰC HÀNH

Nội dung trong SGK trang 49

III. MẪU BÁO CÁO

Chú ý: Dưới đây chỉ là bài mẫu tham khảo, khi làm bài thực hành bài các bạn cần thay số đo mà mình đã đo được trên trường để có một bài báo cáo thực hành đúng.

THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA CÁC DỤNG CỤ ĐIỆN

Họ và tên:...........................................................................Lớp:.................................

1. Trả lời câu hỏi

a) Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào những yếu tố nào và sự phụ thuộc đó được biểu thị bằng hệ thức nào?

Lời giải:

Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào cường độ dòng điện, điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.

Sự phụ thuộc này biểu thị bằng hệ thức Q = I2.R.t

b) Nhiệt lượng Q được dùng để đun nóng nước có khối lượng m1 và làm nóng cốc đựng nước có khối lượng m2, khi đó nhiệt độ của nước và cốc tăng từ  tới . Nhiệt dung riêng của nước là c1 và nhiệt dung riêng của chất làm cốc là c2. Hệ thức nào biểu thị mối liên hệ giữa Q và các đại lượng m1, m2, c1, c2, t10,t20 ?

Lời giải:

Hệ thức biểu thị mối liên hệ giữa Q và các đại lượng m1, m2, c1, c2t10 , t20 là:

Q = (c1.m1 + c2.m2) (t2º - t1º)

c) Nếu toàn bộ nhiệt lượng tỏa ra bởi dây dẫn điện trở R có dòng điện cường độ I chạy qua trong thời gian t được dùng để đun nóng nước và cốc trên đây thì độ tăng nhiệt độ Δt0=t20-t liên hệ với cường độ dòng điện I bởi hệ thức nào?

Lời giải:

Độ tăng nhiệt độ liên hệ với cường độ dòng điện I bằng hệ thức:

Δt0=t20-t10=I2.R.tm1.c1+m2.c2

2. Độ tăng nhiệt độ Δtº khi đun nước trong 7 phút với dòng điện có cường dộ khác nhau chạy qua dây đốt.

Vật Lí 9 Bài 18: Thực hành : Kiểm nghiệm mối quan hệ Q - I 2 trong định luật Jun-Lenxo (ảnh 1)

a. Tính tỉ số Δt20Δt10 và so sánh với tỉ số I22I12

Lời giải:

Tỉ số: Δt20Δt10=82=4;I22I12=1,220,62=4

=> Ta nhận thấy: Δt20Δt10=I22I12

b. Tính tỉ số Δt30Δt10 và so sánh với tỉ số I32I12

Lời giải:

Tỉ số: Δt30Δt10=172=8,5;I32I12=1,820,62=9

Nếu bỏ qua sai số trong quá trình làm thực nghiệm và sự hao phí nhiệt ra môi trường bên ngoài thì ta có thể coi: Δt30Δt10=I32I12

3. Kết luận

Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỷ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua.

Hệ thức: Q = I2 .R.t

Trong đó:

+ I là cường độ dòng điện (A),

+ R là điện trở dây dẫn (Q),

+ t là thời gian dòng điện chạy qua (s),

+ Q là nhiệt lượng tỏa ra (J)).

Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 9 hay, chi tiết khác:

Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện 

Bài 20: Tổng kết chương I : Điện học 

Bài 21: Nam chân vĩnh cửu

Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường 

Bài 23:Từ phổ - Đường sức từ

1 1,694 17/01/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: