Trắc nghiệm Văn bản báo cáo có đáp án

Trắc nghiệm Văn bản báo cáo có đáp án

1 173 30/09/2021
Tải về


Trắc nghiệm Văn bản báo cáo có đáp án

Trắc nghiệm Văn bản báo cáo có đáp án (ảnh 1)

Câu 1: Khi nào phải làm văn bản báo cáo?

A. Khi cần phải trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả làm được của một cá nhân hay tập thể.

B. Khi muốn truyền đạt những nội dung và yêu cầu từ cấp trên xuống

C. Khi xuất hiện một nhu cầu quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tạp thể.

D. Khi muốn xin nghỉ học

Đáp án: A

Câu 2: Hãy đọc văn bản sau:

   Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

 Độc lập – Tự do –Hạnh phúc

  Hà nội, ngày 25 tháng 1 năm 2002

   Kính gửi : Ban giám hiệu trường THCS Phan Chu Trinh.

Hưởng ứng phong trào ‘’Đôi bạn cùng tién” do Ban Giám hiệu nhà trường phát động lớp 7A đã tích cực tham gia. Đến cuối học kì I, thành tích học tập của cả lớo đã có nhiều biến chuyển, cụ thể là:

a)Về học tập : Điểm tổng kết cuối học kì, 100% các bạn đã đạt điểm trung bình khá trở lên. Trong đó, 70% đạt điểm khá, 25% đạt điểm giỏi, 5% đạt điểm trung bình khá, không có điểm trung bình và điểm yếu.

b)Về thái độ học tập: Các bạn đã nghiêm túc thực hiện nề nếp trong học tập như đi học đúng giờ , nghỉ học có xin phép, giữ trật tự trong giờ học, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, chuẩn bị bài và làm bài tập đầy đủ. Tất cả các bạn đều có ý thức đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ. Trong đó, đặc biệt phải kể đến đôi bạn Vũ Hồng Hà và Phạm Minh Hưng. Bạn Hưng vốn là học sinh cá biệt của lớp, học lực yếu lại hay làm mất trật tự trong giờ học. Được sự giúp đỡ tận tình của bạn Hà, bạn Hưng đã có những tiến bộ vượt bậc.

Với việc duy trì phong trào trên, năm học này cả lớp sẽ phấn đấu đạt 100% các bạn có học lực khá giỏi.

     Thay mặt tập thể lớp 7A

    Lớp trưởng

    Nguyễn ái Nhân

Văn bản trên còn thiếu mục nào?

A. Quốc hiệu, nơi làm báo cáo và ngày tháng.

B. Người gửi

C. Tên văn bản

D. Lí do, sự việc và các kết quả đã làm được, kí tên.

Đáp án: B

Câu 3: Mục nào sau đây không phù hợp với văn bản báo cáo ?

A. Quốc hiệu, nơi làm báo cáo và ngày tháng.

B. Tên văn bản

C. Nơi gửi, nội dung báo cáo, kí tên.

D. Cảm xúc của người viết báo cáo.

Đáp án: D

Câu 4: Các văn bản báo cáo giống nhau ở chỗ nào ?

A. Nội dung               B. Thứ tự các mục

C. Tên văn bản         D. Số liệu báo cáo.

Đáp án: B

Câu 5: Trong các tình huống sau tình huống nào phải viết báo cáo ?

A. Bạn ngồi bên cạnh em mượn sách của em nhưng lâu không thấy trả. Em muốn nhờ cô giáo chủ nhiệm giúp đỡ.

B. Bài kiểm tra của em bị điểm kém, nhưng em cho rằng có sự nhầm lẫn trong khi thầy giáo chấm bài. Em muốn thầy xem lại bài của em.

C. Sắp tới, có đợt kết nạp đoàn viên. Em muốn được vào Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

D. Em là Chi đội trưởng. Cuối năm học, thầy Tổng phụ trách cần biết tình hình hoạt động của chi đội em.

Đáp án: D

Câu 6: Trong các tình huống sau, tình huống nào không cần viết báo cáo ?

A. Giám đốc một xí nghiệp muốn biết tình hình sản xuất của phân xưởng A trong quý IV năm 2007.

B. Cô giáo chủ nhiệm muốn biết kết quả đi thăm Bảo tàng Dân tộc học của lớp em vào cuối tuần trước.

C. Em muốn tham gia Câu lạc bộ Tiếng Anh của trường.

D. Cô Tổng phụ trách muốn biết kết quả đợt quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ của các chi đội.

Đáp án: C

1 173 30/09/2021
Tải về