Trắc nghiệm Một thứ quà của lúa non: Cốm có đáp án
Trắc nghiệm Một thứ quà của lúa non: Cốm có đáp án
Trắc nghiệm Một thứ quà của lúa non: Cốm có đáp án
Câu 1. Một thức quà của lúa non: Cốm thuộc thể loại gì?
A. Kí sự
B. Hồi kí
C. Truyện ngắn
D. Tùy bút
Đáp án: D
Câu 2. Bài văn đã viết về những phương diện nào?
A. Nguồn gốc và cách thức làm cốm
B. Vẻ đẹp và công dụng của cốm
C. Sự thưởng thức cốm
D. Cả 3 phương diện trên
Đáp án D
Câu 3. Đặc sắc nghệ thuật của bài văn trên là:
A. Giọn văn tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc
B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá trị biểu cảm cao
C. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo
D. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn
Đáp án: A
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 4- 9:
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi…Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền.
Câu 4. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Đáp án B
Câu 5. Nội dung của đoạn văn trên là gì?
A. Miêu tả cách thức làm cốm
B. Bàn luận về cách làm cốm
C. Ca ngợi giá trị của cốm
D. Kể về nguồn gốc của cốm
Đáp án C
Câu 6. Nghĩa của từ “thanh khiết” là gì?
A. Trong sạch
B. Cao cả
C. Vắng vẻ
D. Tươi tắn
Đáp án A
Câu 7. Lời giải nghĩa sau phù hợp cho từ nào?
Những phép tắc và lẽ phải của xã hội mà mọi người phải làm, phải theo.
A. Lễ nghi
B. Lễ nghĩa
C. Lễ phép
D. Lễ phục
Đáp án: A
Câu 8. Câu văn nói rõ nhất giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm?
A. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
B. Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi.
C. Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.
D. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền.
Đáp án A
Câu 9. Trong câu “Hồng cốm tốt đôi” từ “hồng” chỉ sự vật gì?
A. Qủa hồng
B. Tơ hồng
C. Giấy hồng
D. Hoa hồng
Đáp án A
Câu 10. Đặc sắc của đoạn văn trên:
A. Sử dụng nhiều tính từ có giá trị biểu cảm cao
B. Sử dụng ngôn từ tinh tế, giàu giá trị biểu cảm
C. Phát hiện ra giá trị văn hóa ẩn chứa trong thức quà giản dị
D. Cả 3 ý trên
Đáp án: D
Câu 11. Nội dung của bài là gì?
A. Ca ngợi lúa non, cốm, thức quà ngon và độc đáo
B. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, những cánh đồng, mang trong mình hương vị mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê nội cỏ.
C. Những khám phá, phát hiện ra giá trị độc đáo, đặc trưng của thức quà cốm, giản dị
D. Cả B và C đều đúng
Đáp án: D